embesatthu viết:
Đương nhiên là có hiệu lực bạn nhé
Mình không đồng quan điểm với bạn và có cách dẫn giải như sau:
Trước tiên, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 có nêu:
Điều 149. Hội đồng quản trị
...
2. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định, tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
...
q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
Tại Điều 134 Bộ Luật dân sự 2015 có nêu:
Điều 134. Đại diện
1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Ở đây, căn cứ quy định trên thì chỉ có cá nhân hoặc pháp nhân mới có quyền ủy quyền cho chủ thể khác (cá nhân hoặc pháp nhân) đại diện cho mình. Trường hợp trên thì Hội đồng quản trị chỉ là một bộ phận của công ty, không có tư cách pháp nhân riêng nên không thể ủy quyền cho Tổng giám đốc đại diện cho cả Hội đồng quản trị được. Hội đồng quản trị chỉ có thể thông qua cách thức mà mình bôi vàng nêu trên để quyết định quyền lợi cũng như chỉ đạo Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty. Ở đây là chỉ đạo làm việc chứ không phải Tổng giám đốc đại diện cho cả Hội đồng quản trị.
Vì lí do trên, nếu trường hợp Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty có soạn thảo một văn bản ủy quyền thì cũng chỉ có thể là ủy quyền giữa cá nhân ông đó cho Tổng giám đốc trong phạm vi, quyền hạn mà Chủ tịch HĐQT hiện đang có. Nên khi Chủ tịch HĐQT thôi chức vụ, ông ấy không còn đủ điều kiện thực hiện các quyền hạn trên nữa nên văn bản ủy quyền đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Khi người mới lên thay vi trí Chủ tịch HĐQT, nếu muốn Tổng giám đốc tiếp tục thực hiện những quyền hạn của Chủ tịch HĐQT thì người mới phải lập mới văn bản ủy quyền mới ghi nhận nội dung trên.