Cắt khẩu và chia thừa kế tài sản khi chủ hộ cũ đã mất

Chủ đề   RSS   
  • #526181 23/08/2019

    MaiAnh9x

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cắt khẩu và chia thừa kế tài sản khi chủ hộ cũ đã mất

    Chào luật sư!

    Cháu có một vài vấn đề cần tư vấn, mong luật sư giúp đỡ

    Bố mẹ cháu lấy nhau và xây nhà trên đất của ông bà nội để lại cho bố cháu. Giấy tờ nhà và sổ hộ khẩu do mẹ cháu đứng tên làm chủ hộ. Luật sư cho cháu hỏi:

    1. Mẹ cháu mất sắp được 3 năm rồi nhưng hiện tại nhà cháu chưa đi cắt khẩu, vậy có bị phạt không ạ?

    2. Sau khi cắt khẩu, cháu muốn sổ hộ khẩu đứng tên cháu có được không? Hay bắt buộc phải đứng tên của bố cháu. (Nếu đứng tên của cháu được thì cần những giấy tờ và thủ tục pháp lý nào ạ?)

    3. Sổ đỏ nhà đất vẫn đứng tên bố mẹ cháu. Bố cháu muốn trước khi lấy vợ hai chuyển hết tài sản mang tên chung của bố mẹ sang tên cháu thì cần những thủ tucjph

     
    6489 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MaiAnh9x vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526197   24/08/2019

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Theo như bạn trình bày, trong sổ hộ khẩu mẹ bạn là chủ hộ và đứa cháu 14 tuổi. Ông cụ đứng tên chủ hộ, nay đã mất; theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú 2006 thì sẽ xóa đăng ký thường trú người này:

    “Điều 22. Xoá đăng ký thường trú

    1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:

    a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;

    … "

    Thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 11 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:“Điều 11. Xóa đăng ký thường trú

    1. Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú.

    2. Thủ tục xóa đăng ký thường trú đối với các trường hợp thuộc các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú

    a) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợpxóa đăng ký thường trú.

    b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký thường trú phải xóa tên công dân trong sổ đăng ký thường trú và trong sổ hộ khẩu;

    c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều chỉnh hồ sơ đăng ký thường trú trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, thông báo cho tàng thư căncước công dân và Công an phường, xã, thị trấn nơi có người bị xóa đăng ký thường trú;

    d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệmthông báo Công an huyện. Sau khi điều chỉnh hồ sơ trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, Công an huyện có trách nhiệm thông báo cho tàng thư căn cước công dân.

    … ".

    Sau khi xóa đăng ký thường trú thực hiện thủ tục đính chính thông tin chủ hộ trên sổ hộ khẩu. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật cư trú 2006 quy định: sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình và cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Vì vậy, trường hợp chủ hộ gia đình bạn mất thì có thể thay thế thành viên khác như bạn hoặc bố bạn có thể đứng lên làm chủ hộ hộ khẩu, với điều kiện người chủ hộ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chết năng lực hành vi dân sự.

    Từ quy định trên cho thấy, bạn phải có nghĩa vụ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú tại nơi cư trú cũ, tuy nhiên nếu không thực hiện thủ tục này thì cơ quan công an sẽ tự tiến hành xóa đăng ký thường trú. Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về xử lý hành vi không xóa đăng ký thường trú, tuy nhiên việc không xóa đăng ký thường trú được coi là không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú. Do vậy, căn cứ điểm a khoản 1 điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định thì hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.Sổ hộ khẩu ghi nhận về mặt cư trú không có ghi nhận về vấn đề tài sản. Do vậy, việc bạn xóa đăng ký thường trú không ảnh hưởng đến việc nhận chuyển quyền sử dụng đất.

    Đối với trường hợp của bạn, khi mẹ bạn chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi, trong đó một nửa tài sản sẽ thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của bố bạn. Phần tài sản còn lại thuộc về quyền sử dụng, quyền sở hữu của vợ và phần này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật Dân sự về Thừa kế. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản. Hàng thừa kế theo pháp luật được ấn định gồm có ba hàng thừa kế, cụ thể: Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi) của người chết. Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội ngoại…

    Di sản thừa kế sẽ chia theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất; nếu trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.

    Sau khi đã xác định được trường hợp của mình là khai nhận thừa kế theo di chúc hay khai nhận thừ kế theo pháp luật lúc đó gia đình bạn sẽ cần quan tâm đến thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định hiện hành. Trường hợp tài sản thừa kế có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp thì gia đình liên hệ phòng công chứng để tiến hành theo các bước sau:

    - Người được yêu cầu phòng công chứng thực hiện thủ tục: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

    - Hồ sơ yêu cầu công chứng việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm: (i) Giấy chứng nhận quyền sở hữu với tài sản thừa kế; (ii) Giấy tờ chứng minh nhân thân (Giấy CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu) của các thừa kế; (iii) Sổ hộ khẩu của các thừa kế; (iv) Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ anh (chị) …).

    - Quy định về thủ tục: Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

    Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, sau đó bạn có thể đi đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/08/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.