Chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Tại bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ…
Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”
Theo đó, hành vi khách quan của tội lừa đảo là chiếm đoạt, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà tùy từng trường hợp cụ thể, thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che dấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi khách quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội tiêu thụ tài sản chỉ cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có khi không có sự hứa hẹn trước. Nếu có sự hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ, thu mua tài sản đó thì hành vi của người tiêu thụ là hành vi của một đồng phạm với vai trò là người giúp sức. Nếu như người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản nhưng không hề biết tài sản mình tiêu thụ là do phạm tội mà có thì trường hợp này chỉ là một giao dịch dân sự thông thường, hành vi của người mua không phải là hành vi phạm tội.
Trong trường hơp, bạn có hành vi cầm cố tài sản (vàng) nhưng bạn khi thực hiện giao dịch bạn không hề biết đây là vàng giả, do đó bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi bị phát hiện tài sản thực hiện trong giao dịch là vàng giả thì giao dịch dân sự này là vô hiệu, các bên sẽ phải hoàn trả lại nhau những gì đã nhận. Khi đó, bạn có quyền yêu cầu bạn của bạn trả lại tiền cho người nhận cầm cố tài sản. Nếu bạn của bạn không trả lại tài sản (tiền) cho bên nhận cầm cố thì bạn nên tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bạn bạn lên cơ quan công an cấp xã nơi có giao dịch cầm cố tài sản.
Như vậy việc cầm cố tài sản (vàng) mà không biết đó là vàng giả thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;