Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại điều 335 bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể, Điều 361 bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “…Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”
Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập bằng văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Tùy thuộc thỏa thuận của các bên, tính chất của hợp đồng và quy định riêng của pháp luật mà văn bản bảo lãnh có thể phải công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo hiệu lực của văn bản.
Trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Do vây, để có thể đảm bảo an toàn cho 2 bên thì các bên tham gia, trong đó có cạn phải thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong văn bản bảo lãnh đó.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;