Hai người có thể cho là phạm tội có tổ chức hay không

Chủ đề   RSS   
  • #195686 22/06/2012

    hatien2702

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Hai người có thể cho là phạm tội có tổ chức hay không

    Thưa luật sư!Bạn trai của cháu bị bắt với 1 người nữa về tội trộm xe cháu cũng chưa rõ thật hư ra sao vì đang trong thời gian điều tra.Vậy luật sư cho cháu hỏi 2 người thì có cho là có tổ chức hay không thưa  luật sư?Cháu thật sự rất  hoang mang và không biết tội của bạn trai cháu như thế nào.Bạn trai cháu chưa có tiền án tiền sự vậy thưa luật sư bạn trai cháu có thể được giảm nhẹ tội hay không và trường hợp như vậy bạn trai cháu có thể lãnh án bao nhiêu năm thưa luật sư? 

     
    18024 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #195687   22/06/2012
    Được đánh dấu trả lời

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Việc có hay không có tổ chức phải xem xét có hay không sự phân công trong lúc thực hiện tội phạm. Thông thường những trường hợp như bạn trình bày thì thuộc "đồng phạm giản đơn"

    Nếu người phạm tội có từ ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ ở khỏan 1 điều 46 BLHS thì được xem xét chuyển về khỏan nhẹ hơn hoặc tội danh khác nhẹ hơn

     

    Điều 46.  Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

    2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ  trong bản án.

    3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

    Còn khung hình phạt thì phải căn cứ vào giá trị tài sản theo điều 138 BLHS

     

    Điều 138.  Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Thân chào.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lvhoan vì bài viết hữu ích
    hatien2702 (22/06/2012) daoxuandong (12/05/2017)
  • #195699   22/06/2012

    hatien2702
    hatien2702

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Cháu cám  ơn luật sư rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hatien2702 vì bài viết hữu ích
    daoxuandong (12/05/2017)
  • #195707   22/06/2012

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Cần trao đổi gì thêm, bạn cứ đặt câu hỏi

    thân chào

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lvhoan vì bài viết hữu ích
    daoxuandong (12/05/2017)
  • #195978   23/06/2012

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Bạn tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư Lê Văn Hoan ở trên. Tôi bổ sung như sau:

    Điều 20 BLHS năm 1999, sửa đổi 2009 quy định:

    "Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."

               Như vậy, nếu đồng phạm mà có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội, có sự phân công, phân nhiệm (người chủ mưu, cầm đầu, người thực hành, giúp sức... bàn bạc, thống nhất phương án hành động phạm tội...) thì sẽ là tội phạm có tổ chức và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc là tình tiết định khung tăng nặng.

               Bạn có thể tham khảo quy định sau đây của Nghị quyết số 02/HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 (Hướng dẫn Bộ luật hình sự năm 1985) để phân biệt đồng phạm giản đơn với tội phạm có tổ chức, cụ thể như sau:

    "Bộ luật hình sự quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Do đó cần phải phân biệt phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác, vì phạm tội có tổ chức là một trong những tình tiết tăng nặng quy định ở điều 39 Bộ luật hình sự; và đối với nhiều tội phạm, phạm tội có tổ chức còn là một tình tiết định khung hình phạt cao hơn. Việc xác định phạm tội có tổ chức nhiều khi còn có hậu quả là Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền xét xử vụ án, và nếu khung hình phạt được áp dụng có mức cao nhất là tử hình, thì điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự còn quy định là Hội đồng xét xử phải có 5 người (2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân) và điều 37 quy định là nếu bị cáo không nhờ người bào chữa thì Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị cáo.

    Thực tiễn xét xử cho thấy do chưa có quan niệm thống nhất cho nên một số Tòa án đã lẫn lộn phạm tội có tổ chức quy định ở khoản 3 điều 17 Bộ luật hình sự với những trường hợp đồng phạm khác. Vì vậy để phân biệt phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây:

    1- Trong phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng phạm khác đều phải có từ 2 người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất trí của những người cùng thực hiện tội phạm. Nếu cùng thực hiện tội phạm mà không có sự nhất trí thì không phải là đồng phạm (thí dụ: nhiều người cùng vào hôi của ở một nhà bị cháy, nhưng không có bàn bạc trước hoặc xúi giục nhau phạm tội).

    2- Nói chung, trong các trường hợp đồng phạm những người phạm tội thường có bàn bạc trước và sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải bắt cứ trường hợp nào có bàn bạc trước và có phân công thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu việc thực hiện tội phạm giản đơn, không đòi hỏi phải có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo thì không phải là phạm tội có tổ chức. Thí dụ: Hai thanh niên muốn có tiều tiêu, nên rủ nhau đi ăn cắp xe đạp, khi gặp người để xe sơ hở đã phân công một người canh gác và một người lấy xe…

    3- Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây:

    a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội. Thí dụ: sau khi đã hết hạn tù, một số tên chuyên trộm cắp đã tập hợp nhau lại và thống nhất cùng nhau tiếp tục hoạt động phạm tội.

    b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước. Thí dụ: một số nhân viên nhà nước đã thông đồng với nhau tham ô nhiều lần; một số tên chuyên cùng nhau đi trộm cắp; một số tên hoạt động đầu cơ, buôn lậu có tổ chức đường dây để nắm nguồn hàng, vận chuyển, thông tin về giá cả…

    c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm. Thí dụ: Trong các trường hợp trộm cắp, cướp tài sản của công dân mà có phân công điều tra trước về nơi ở, quy luật sinh hoạt của gia đình chủ nhà, phân công chuẩn bị phương tiện và hoạt động của mỗi người đồng phạm; tham ô mà có bàn bạc trước về kế hoạch sửa chữa chứng từ sổ sách, hủy chứng từ, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ; giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt của nạn nhân, chuẩn bị phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm v.v…

    4- Đối với những trường hợp pháp luật quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt theo cao hơn (xem các điều 94, 95, 96, 97, 99, 101, 112, 115, 129, 132, 134, 148, 149, 151, 152, 154, 155, 157, 166, 172, 201, 212, 226, 227, 245 Bộ luật hình sự) thì hành vi của người phạm tội phải được xét xử theo khung đó và không viện dẫn thêm điểm a khoản 1 điều 39 Bộ luật hình sự, tức là phải căn cứ vào vai trò trách nhiệm và nhân thân của mỗi người phạm tội. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định của khoản 3 điều 38 Bộ luật hình sự thì đối với người phạm tội có tổ chức, Tòa án vẫn có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, nhưng phải nêu rõ lý do trong bản án.

    5- Nếu xác định là phạm tội có tổ chức, nhưng không phải là trường hợp Bộ luật hình sự quy định là tình tiết nặng định khung hình phạt cao hơn thì Tòa án áp dụng điểm a khoản 1 điều 39 Bộ luật hình sự và quyết định mức hình phạt nghiêm khắc hơn những trường hợp bình thường, nhưng không được vượt quá mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng. Thí dụ: đối với tội cưỡng đoạt tài sản của công dân (điều 153 Bộ luật hình sự) nếu là phạm tội có tổ chức, nhưng không có tình tiết quy định ở khoản 2 (như chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, gây hậu quả nghiêm trọng khác, tái phạm nguy hiểm) thì vẫn áp dụng khoản 1 điều 153, quyết định mức án nghiêm khắc hơn những trường hợp phạm tội không có tổ chức, nhưng hình phạt cao nhất không được vượt quá 3 năm tù.

    6- Ngoài các trường hợp phạm tội có tổ chức như đã nêu trên đây, Bộ luật hình sự còn quy định những trường hợp tổ chức thực hiện tội phạm thành những tội danh riêng biệt. Đó là những trường hợp được quy định ở điều 88 (tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép), điều 145 (tội tổ chức tảo hôn), điều 200 (tội tổ chức đánh bạc), điều 203 (tội tổ chức dùng chất ma túy). Trong những trường hợp này người phạm tội là người đứng ra tổ chức người khác thực hiện tội phạm, đồng thời cũng có thể là người cùng thực hiện tội phạm đó. Thí dụ: người đứng ra rủ rê, tổ chức người khác trốn đi nước ngoài để lấy tiền, vàng…và bản thân người đó cùng với họ trốn đi nước ngoài. Bộ luật hình sự đã quy định những trường hợp này thành những tội riêng biệt với hình phạt riêng, nên không vận dụng thêm tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức theo điểm a khoản 1 điều 39 Bộ luật hình sự nữa."

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    hatien2702 (24/06/2012) daoxuandong (12/05/2017)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com