15 tuổi bị người nhà đe dọa nhiều lần, có thể bị giết và không có ai can thiệp bảo vệ

Chủ đề   RSS   
  • #510679 23/12/2018

    hocsinh2003

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    15 tuổi bị người nhà đe dọa nhiều lần, có thể bị giết và không có ai can thiệp bảo vệ

    Thưa luật sư!

    Cháu năm nay 15 tuổi từ nhỏ nhiều lần bị chị gái đánh đập, và la mắng nơi đông người, chị hay đe dọa sẽ giết cháu. và cháu tin có thể chị sẽ làm do cháu nhiều lần bị đánh ngoài đường, trong nhà, người nhà không can thiệp bảo vệ cháu do nghỉ chị là người lớn nên không quản. Hiện tại cháu muốn gửi đơn tố cáo nhưng không biết độ tuổi có mình có được phép viết đơn gửi công an. Cháu sợ chính quyền không giải quyêt, cháu sợ sẽ bị giết. mong chú trả lời cháu ạ.

     
    1802 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510709   24/12/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Với vướng mắc trên, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo Hiến pháp 2013 thì mọi người đều có quyền khiếu nại, tố cáo (không yêu cầu về vấn đề tuổi tác). Và Điều 2 Luật tố cáo 2011 quy định: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

    Theo quy định của pháp luật thì trẻ em là người dưới 16 tuổi được pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại Luật trẻ em 2016 trẻ em có quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.... và một trong những hành vi bị cấm của luật này có cả hành vi bạo lực do vậy hành vi của bố mẹ bé đã vi phạm các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

    "Điều 1. Trẻ em

    Trẻ em là người dưới 16 tuổi."

    "Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

    2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

    4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

    5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

    6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

    7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

    8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em..................."

    Như vậy bố mẹ bé đã có hành vi bạo lực và cả xúc phạm danh dự bạo lực tinh thần đối với bé.

    2. Nghĩa vụ của cha mẹ

    Được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

    "Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

    1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

    4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội."

    Như vậy, Việc tố cáo không phụ thuộc vào tuổi tác, do đó, bạn vẫn có quyền làm đơn tố cáo lên cơ quan công an cấp xã để bảo vệ quyền lợi của mình. Đối với vấn đề tuổi có thể thực hiện việc tố giác tội phạm, BLHS không có quy định giới hạn về độ tuổi công dân được thực hiện việc tố giác tội phạm. Nhà nước khuyến khích mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp của bạn là người chưa thành niên đã phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật thì nên báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tuổi để những người này giúp đỡ trong việc tố giác tội phạm trước cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    hocsinh2003 (25/12/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.