Rải đinh trên đường bị xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #536074 30/12/2019

    Rải đinh trên đường bị xử phạt như thế nào?

    Hiện nay, có rất nhiều tài xế phản ánh khi đi trên một số tuyết đường thì xe họ dính bẫy đinh, khiến xe thủng lớp hoặc nổ bánh. Tình trạng này rất dễ dẫn đến tai nạn giao thông.

    Nhà chức trách thu giữ nhiều chiếc đinh mới với hình dạng tương tự nhau. Ảnh: Lam Sơn.

    (Nguồn: Internet)

    Bộ luật hình sự 2015, quy định:

    Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ

    1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;

    b) Làm chết 02 người;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

     

    Như vậy thep Điều 261, Bộ luật Hình sự 2015 quy định, hành vi cố ý rải đinh, vật sắc, nhọn trên đường bộ nếu gây ra hậu quả chết người, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

    Nếu có tình tiết định khung tăng nặng thì "đinh tặc" có thể bị xử phạt đến 10 năm tù.

     
    3619 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536092   30/12/2019

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 6 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 

    “Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

    6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538393   05/02/2020

    Vấn đề này rất chi là nguy hiểm cho xã hội. “Đinh tặc” là từ thường dùng để chỉ những người rải đinh ra đường nhằm gây thủng vỏ bánh xe của người tham gia giao thông để thu lợi từ dịch vụ sửa chữa. Nạn rải đinh ra đường xảy ra thường xuyên trên các đoạn giao lộ, quốc lộ, cao tốc… từ Bắc đến Nam. Báo chí đã từng phản ánh về những đoạn đường chỉ dài vài mét nhưng có đến hàng chục mảnh đinh nhiều hình thù, góc cạnh sắc bén nằm la liệt…

     
    Báo quản trị |  
  • #539776   28/02/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Vấn đề này rất là nguy hiểm cho xã hội. “Đinh tặc” là từ thường dùng để chỉ những người rải đinh ra đường nhằm gây thủng vỏ bánh xe của người tham gia giao thông và cũng từng có những vụ tai nạn thương tâm từ hành động này.

     

     
    Báo quản trị |