Phân loại chất thải rắn - Ảnh minh họa
Đây là một trong những nội dung nổi bật tại dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi của Chính phủ trình Quốc hội ngày 23 tháng 5 năm 2020
Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 81 Dự thảo quy định:
“2. Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại và không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật; trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 79 Luật này.”
Theo đó, trường hợp chất thải rắn của hộ gia đình, cá nhân không được phân loại và không sử dụng bao bì đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom lượng rác thải không phù hợp đó.
"Chất thải" được định nghĩa tại Khoản 25 Điều 3 của Dự thảo:
"Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí và các dạng khác được loại bỏ từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác."
Quy cách phân loại chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Khoản 1 điều 79 Dự thảo:
“1. Khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái chế;
b) Chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy;
c) Chất thải nguy hại;
d) Chất thải cồng kềnh;
đ) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.”
Như vậy, nếu dự thảo đi vào hiệu lực, những trường hợp hộ gia đình, cá nhân thực hiện sai nguyên tắc phân loại chất thải rắn có thể bị từ chối thu gom bởi đơn vị thu gom, vận chuyển.
Hiện nay Dự thảo vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, mời bạn đọc tham khảo Dự thảo lần 3 được đính kèm dưới đây.
Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 24/10/2020 11:46:36 SA