Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án "Tranh chấp quyền sở hữu nhà ở" giữa ông Nguyễn Văn Thọ và bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga

Chủ đề   RSS   
  • #265511 30/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án "Tranh chấp quyền sở hữu nhà ở" giữa ông Nguyễn Văn Thọ và bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga

    Số hiệu

    40/2010/DS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án "Tranh chấp quyền sở hữu nhà ở" giữa ông Nguyễn Văn Thọ và bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga

    Ngày ban hành

    20/09/2010

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Dân sự

     

    ......

    Ngày 20-9-2010, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm, xét xử vụ án dân sự về tranh chấp quyền sở hữu nhà ở giữa:

    Nguyên đơn:

    1. Ông Nguyễn Văn Thọ sinh năm 1957; trú tại 57/3F Phan Tây Hồ, phường 7, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

    2. Bà Nguyễn Kim Đào sinh năm 1955; trú tại 100/2 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

    3. Bà Phan Thị Ngọc Phụng sinh năm 1973; trứ tại 160/2B Trường Chinh, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

    Bà Đào, bà Phụng uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn Thọ.

    Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga sinh năm 1960; trú tại 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.

    Bà Nga uỷ quyền cho ông Nguyễn Hoà Thuận trú tại Long Thuận A. xã Long Phước, huyện Long Hồ, tinh Vĩnh Long; địa chỉ liên lạc số 5 đường Sông Đáy, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (theo giấy ủy quyền ngày 13-10-2006).

    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

    1. Bà Ngô Thị Bạch Tuyết (theo bản án phúc thẩm là Nguyễn Thị Bạch Tuyết) .

    2. Chị Nguyễn Thị Hoài Thương.

    3. Anh Nguyễn Minh Trọng

    4. Chị Nguyễn Thị Hoài Trang.

    5. Chị Nguyễn Thị Hòa Nhã.

    6. Chị Nguyễn Thị Ngọc Ngân.

    Anh Trọng, chi Trang, chị Nhã, chị Ngân (là con của bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga) cùng uỷ quyền cho ông Nguyễn Hoà Thuận (theo giấy ủy quyền ngày 13-10- 2006).

    7 . Anh Nguyễn Anh Phương trú tại Hoa Kỳ (không rõ địa chỉ cụ thể).

    NHẬN THẤY:

    -Tại đơn khởi kiện ngày 29-10-2002 và trong quá trình tố tụng, ông Nguyễn Văn Thọ đái diện cho các đồng nguyên đơn trình bày :

    Năm 1972, cụ Võ Định Bưởi (là dượng của anh em của ông gồm Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Nguyên và ông) có cho 5 anh, em của ông chái bếp trên một phần diện tích đất thuộc căn nhà của ông Bưởi tại 68/62 Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. San đó, ông Phước và bà Ngô Thị Bạch Tuyết (vợ trước của ông Phước) cùng với bà Nguyễn Kim Đào bỏ tiền ra xây dựng căn nhà hiện nay mang số 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận để các anh, em của ông cùng sử dụng.

    Sau khi giải phóng miền Nam, anh em của ông sinh sống mỗi người một nơi, căn nhà nêu trên do vợ chồng ông Phước, bà Tuyết sử dụng. Năm 1983, ông Phước và bà Tuyết ly hôn, bà Tuyết chuyển đi nơi khác sinh sống và ông Phước chung sống với bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga tại căn nhà này.

    Năm 1993 , ông Phước chết, do bà Nga có ý định chiếm dụng căn nhà này làm tài sản riêng, nên ông cùng bà Đào, bà Phụng (là vợ của ông Nguyễn Văn Nguyên) yêu cầu công nhận quyền sở hữu căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh cho ông, bà Đào, các con ông Phước, vợ và con ông Nguyên (vì ông Huệ đã chết từ năm 1977 và không có vợ con). Tại phiên toà sơ thẩm, ông Thọ đại diện cho các đồng nguyên đơn yêu cầu Toà án xác định nhà đất trên là sở hữu chung của 4 anh, em của ông và chia giá trị căn nhà nêu trên thành 4 phần cho các đồng sở hữu căn nhà.

    -Bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga trình bày:

    Bà sinh sống tại căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1979 với tư cách là vợ của ông Nguyễn Văn Phước vì ông Phước và bà Tuyết đã ly hôn. Theo lời ông Phước (khi còn sống) thì căn nhà này là của ông Phước và bà Ngô Thị Bạch Tuyết, nhưng khi ly hôn bà Tuyết đã giao cho ông Phước toàn quyền sở hữu căn nhà. Quá trình quản lý sử dụng nhà đất, bà có sửa chữa nhà và nới rộng thêm diện tích đất vào các năm 1997, 2001 nên căn nhà hiện nay có diện tích khoảng 60m2. Nay với yêu cầu của nguyên đơn bà không đồng ý vì căn nhà trước đây là tài sản chung của bà Tuyết và ông Phước, nhưng bà Tuyết không tranh chấp nên căn nhà hiện nay thuộc sở hữu của bà và các con của ông Phước.

    Những người có quyền nơi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

    - Bà Ngô Thị Bạch Tuyết cho rằng phần đất của căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh là một mảnh đất trống, phần đất này do cụ Võ Đình Bưởi (dượng của ông Phước) thuê của bà Nguyễn Thị Tùng (đã chết). Năm 1972, cụ Bưởi cho anh, em của ông Phước một phần đất có diện tích 29m2. Sau đó, Vợ chồng bà bỏ tiền xây dựng một căn nhà, diện tích khoảng 21m2 (nay là nhà 68/62B Thích Quảng Đức) để vợ chồng bà và các anh em ông Phước sử dụng.

    Năm 1978, bà ly thân với ông Phước nên không ở căn nhà này (ông Phước chung sống với người vợ san là bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga). Năm 1983, bà ly hôn với ông Phước và đồng ý giao cho ông Phước toàn quyền sở hữu căn nhà này. Khi đó bà Đào, ông Thọ (chị, em của ông Phước) đã lập gia đình và đi ở nơi khác.

    Năm 1993, ông Phước chết, bà Nga và các con của ông Phước vẫn ở trong căn nhà này. Bà xác định căn nhà này hiện nay là của ông Phước và phần nới rộng thêm diện tích là của bà Nga. Phần tài sản của ông Phước thì các con của bà và ông Phước là chị Nguyễn Thị Hoài Thương (hiện đang ở cùng bà) và Nguyễn Anh Phương (hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ) nếu có tranh chấp sẽ yêu cầu giải quyết sau. Bà không tranh chấp về căn nhà này và theo bà thì việc các anh, em của ông Phước khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu căn nhà nêu trên là không đúng vì các anh em ông Phước không bỏ tiền ra xây nhà mà chỉ góp một phần công sức.

    - Chị Nguyễn Thị Hoài Thương không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn vì căn nhà đang tranh chấp là của ông Phước (cha của chị). Tại phiên toà sơ thẩm, chị không tranh chấp về căn nhà này.

    - Cụ võ Đình Bưởi cho rằng năm 1972 do anh, em của ông Thọ có khó khăn về chỗ ở nên cụ có cho một phần đất để anh em ông Thọ cất nhà ở, nguồn gốc đất là của ông thuê của bà Tùng, nên căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh thuộc quyền sở hữu chung của anh em của ông Thọ.

    Tại bản án dân sự sơ thẩm số689/2006/DS-ST ngày 14-7-2006, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

    1/ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

    2/ Xác định giá trị quyền sử dụng đất của căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 29m2 với giá trị 435.000.000đ là đồng sở hữu của:

    - Ông Nguyễn Văn Thọ.

    - Bà Nguyễn Kim Đào .

    - Bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga cùng các con của ông Phước, gồm Nguyễn Thị Hoài Thương, Nguyễn Anh Phương, Nguyễn Minh Trọng, Nguyễn Thị Ngọc Ngân, Nguyễn Thị Hoà Nhã và Nguyễn Thị Hoài Trang.

    -Bà Phạm Thị Phụng đồng thời là người giám hộ cho trẻ Nguyễn Thành Nhân

    Mỗi phần sở hữu trị giá 108.750.000đổng.

    3/ Giao căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận (có diện tích 63,5m2 đất và 61,7m2 nhà) cho bà Nga và các con của ông Phước có tên nêu trên được quyền quản lý, sử dụng và được quyền liên hệ với các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lập thủ tục hợp thức hoá quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở cũng như kê khai di sản thừa kế của ông Phước.

    4/ Bà Nga và các người con của ông Phước có tên nêu trên phải hoàn lại cho ông Thọ, bà Đào, bà Phụng (đồng thời là giám hộ cho Nguyễn Thành Nhân) mỗi người l08.750.000đ.

    Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

    Ngày 24-7-2006, bà Nga kháng cáo không đồng ý với toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên.

    Ngày 25-7-2006, ông Thọ kháng cáo đề nghị Toà phúc thẩm xem xét lại bản án trên vì diện tích thực tế của căn nhà là 61,7m2, nhưng Toà cấp sơ thẩm chỉ xác định là 29m2 là không đúng.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 26/2007/DSPT ngày 18/01/2007, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

    Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn; giữ nguyên quyết định của bản án dân sự sơ thẩm nêu trên.

    Ngoài ra, Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định về án phí và nghĩa vụ do chậm thi hành án.

    Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Nga khiếu nại bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

    Tại Quyết định số36/2010/KN-DS ngày 15-01-2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 26/2007/DSPT ngày 18-01-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố hồ Chí Mmh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm nêu trên và huỷ bản án dân sự sơ thẩm số689/2006/DS-ST ngày 14-7-2006 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại.

    Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và huỷ bản án dân sự sơ thẩm số689/2006/DS-ST ngày 14-7-2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Mmh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    XÉT THẤY:

    Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là có căn cứ, bởi lẽ:

    Căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc ban đầu được xây dựng trên một phần đất trống do cụ Võ Đình Bưởi thuê của bà Nguyễn Thị Tùng (đã chết); năm 1972, cụ Bưởi cho 5 anh em ông Nguyễn Văn Phước (gồm ông Phước, ông Nguyễn Văn Thọ, bà Nguyễn Kim Đào, ông Nguyễn Văn Huệ, ông Nguyễn Văn Nguyên) phần đất này.

    Quá trình giải quyết vụ án ông Thọ (đại diện cho các đồng nguyên đơn) cho rằng sau khi được cụ Bưởi cho phần đất nêu trên, bà Nguyễn Kim Đào và bà Ngô Thị Bạch Tuyết (vợ cả của ông Nguyễn Văn Phước) bỏ tiền ra xây dựng căn nhà nêu trên để các anh em ông cùng ở. Sau giải phóng, các anh em ông sinh sống mỗi người một nơi, căn nhà nêu trên đo vợ chồng ông Phước, bà Tuyết sử dựng. Năm 1983, ông Phước và bà Tuyết ly hôn, cùng năm đó thì bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga đến ở với ông Phước. Do đó, căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức (có diện tích khoảng trên 60m2) là tài sản chung của 4 anh em ông (ông Nguyên đã chết) nên đề nghị Toà án công nhận quyền sở hữu nhà cho 4 anh em và phân chia theo quy định của pháp.

    Trong khi đó bà Nga cho rằng bà là vợ của ông Phước và bà sinh sống tại căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Mình từ năm 1979 vì ông Phước và bà Tuyết đã ly hôn. Khi còn sống, ông Phước nêu căn nhà này là của ông Phước và bà Ngô Thị Bạch Tuyết, nhưng khi ly hôn bà Tuyết đã giao cho ông Phước được toàn quyền sở hữu căn nhà; nguyên thuỷ căn nhà ban đầu diện tích khoảng 20m2, xung quanh là mồ mả, năm 1997 và năm 2001, bà có sửa chữa nhà và nới rộng thêm diện tích đất nên diện tích đất hiện nay khoảng 60m2. Nay với yêu cầu của nguyên đơn bà không đồng ý vì căn nhà trước đây là tài sản chung của bà Tuyết và ông Phước, nhưng bà Tuyết không tranh chấp nên căn nhà hiện nay thuộc sở hữu của bà và các con chung của bà với ông Phước, cùng hai người con chung của ông Phước và bà Tuyết.

    Như vậy, có cơ sở xác định một phần diện tích đất có tranh chấp là của bà Nguyễn Thị Tùng, nhưng cụ Võ Định Bưởi cất nhà ở. Năm 1972, cụ Bưởi cho anh, em của ông Thọ một phần đất này.

    Theo lời khai của ông Thọ thì sau khi được cho đất, bà Đào và bà Tuyết bỏ tiền xây dựng căn nhà này để anh em cùng ở nhưng ông Thọ không có chứng cứ chứng minh bà Đào cùng bà Tuyết xây nhà. Trong khi đó, bà Tuyết cho rằng bà là người bỏ tiền xây dựng nhà, còn anh em của ông Thọ chỉ giúp một phần công sức.

    Lời khai của bà Tuyết phù hợp với nội dung Công văn số 42/CV.UB.QLĐT ngày 17-02-2005, Công văn số250/UB-QLĐT ngày 15-7-2005 của Uỷ ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh là căn nhà 68/62B Thích Quảng Đức do bà Tuyết xây dựng trên đất của bà Nguyễn Thị Tùng và bà Tuyết là người đứng tên kê khai nhà, đất này.

    Trong thực tế, sau khi giải phóng miền Nam, thực hiện chủ trương của Nhà nước thì chỉ có bà Tuyết đứng tên kê khai nhà, đất ngày 22-12-1977 với diện tích nhà là 25m2 trên 29m2 đất, còn các anh em của ông Thọ không quản lý, không đăng ký kê khai.

    Mặt khác, năm 1983 bà Tuyết và ông Phước ly hôn thì bà Tuyết, ông Phước xác định căn nhà trên là tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời, bà Tuyết đồng ý để ông Phước sở hữu nhà đất và tại Quyết định số 77/TL ngày 19-12-1983 Toà án nhân dân quận Phú Nhuận công nhận ông Phước có quyền sở hữu nhà trên, nhưng các anh, em của ông Phước không có khiếu nại về Quyết định trên của Toà án và Quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, quyền sở hữu căn nhà trên đã được công nhận bằng Quyết định có hiệu lực pháp luật, cho đến nay không bị kháng nghị. Lẽ ra, phải căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 168 Bộ luật Tố tụng Dân sự để trả lại đơn khởi kiện cho các nguyên đơn mới đúng, Toà án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án là không đúng. Toà án cấp phúc thẩm không phát hiện ra sai lầm nghiêm trọng nêu trên của Toà án cấp sơ thẩm mà vẫn thụ lý để giải quyết theo trình tự phúc thẩm cũng không đúng.

    Ngoài ra, theo lời khai của bà Tuyết thì diện tích đất cụ Bưởi cho chỉ là 29m2. Ngày 22-12-1977, bà Tuyết đăng ký kê khai diện tích đất chỉ là 29m2. Trong quá trình giải quyết vụ án, bà Nga cho rằng quá trình quản lý sử dụng nhà đất bà có cơi nới thêm diện tích đất, còn ông Thọ lại cho rằng toàn bộ diện tích nhà, đất bà Nga đang sử dụng là của cụ Bưởi cho 5 anh, em ông. Trong thực tế hiện tại diện tích đất có tranh chấp là 65,9m2, trường hợp này lẽ ra phải xác minh làm rõ phần đất dôi ra do cụ Bưởi cho hay bà Nga khai phá thêm. Trường hợp bà Nga khai phá thêm thì phải xác định bà Nga có quyền sử dụng. Trường hợp 36,9m2 đất (không tính diện tích đất 29m2 của căn nhà) do cụ Bưởi cho anh, em ông Thọ thì phải xác định các anh, em ông Thọ có quyền sử dụng chúng, nếu các đương sự có yêu cầu chia đối với phần đất này thì cần xem xét công sức bảo quản, tôn tạo của vợ chồng bà Nga.

     Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ nguồn gốc phần đất trên nhưng lại xác định vợ chồng ông Phước, bà Nga có quyền sử dụng là chưa đủ căn cứ.Bởi các bé trên, căn cứ khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự, QUYẾT ĐỊNH :

    1- Huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 26/2007/DSPT ngày 18-01-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số689/2006/DS-ST ngày 14-7-2006 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu nhà" giữa nguyên đơn là các ông, bà Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Kim Đào, Phan Thị Ngọc Phụng với bị đơn là bà Nguyễn Thị Nữ Lệ Nga; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Ngô Thị Bạch Tuyết, chị Nguyễn Thị Hoài Thương, anh Nguyễn Minh Trọng, chị Nguyễn Thị Hoài Trang, chị Nguyễn Thị Hoà Nhã, chị Nguyễn Thị Ngọc Ngân, anh Nguyễn Anh Phương.

    2- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

     

     
    5770 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận