Số hiệu
|
27/2007/HS-GĐT
|
Tiêu đề
|
Quyết định giám đốc thẩm về vụ án Tráng A Sái và các bị cáo khác bị xét xử về các tội "Vận chuyển trái pháp chất ma túy", "Tàng trữ trái phép chất ma túy”
|
Ngày ban hành
|
01/10/2007
|
Cấp xét xử
|
Giám đốc thẩm
|
Lĩnh vực
|
Hình sự
|
……..
Ngày 01 tháng 10 năm 2007 tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:
1- Tráng A Sái sinh năm 1985; trú tại bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; nghề nghiệp: trồng trọt; con ông Tráng Láo Dia và bà Và Thị Tòng (đều đã chết); có vợ, chưa có con; bị bắt giam ngày 17-8-2005.
2- Mùa A Đua sinh năm 1977; trú tại bản Pha Nhên, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; nghề nghiệp: trồng trọt; con ông Mùa A Páo và bà Phàng Thị Muống (đã chết); có vợ và 03 con; bị bắt giam ngày 17-8-2005.
3- Mùa A Lù sinh năm 1972; trú tại bản Pha Nhên, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; nghề nghiệp: trồng trọt; con ông Mùa A Páo và bà Phàng Thị Muống (đã chết); có vợ và 02 con; bị bắt giam ngày 10-3-2006.
4- Phạm Xuân Mộc sinh năm 1963; trú tại tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; tạm trú tại bản Nà Bó, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; nghề nghiệp: trồng trọt; con ông Phạm Xuân Giai và bà Đặng Thị Ý (đều đã chết); có vợ và 02 con; bị bắt giam ngày 20-02-2006; ngày 18-3-1998 bị Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La xử phạt 36 tháng tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”; phạt tiền 20.000.000 đồng và ngày 31-3-2003 bị Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu xử phạt 30 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
NHẬN THẤY:
Hồi 16 giờ ngày 17-8-2005 tại khu vực bản Phát, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Tổ công tác của Đồn Biên phòng 469 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ban Công an xã Lóng Sập bắt quả tang Mùa A Đua và Tráng A Sái đang vận chuyển trái phép chất ma túy. Qua khám xét đã thu giữ trong người Đua 04 bánh hêrôin (tương đương 1.407,24 gam), 01 quả lựu đạn; thu giữ trong người Sái 02 bánh hêrôin (tương đương 695,01 gam) và 190 viên ma túy tổng hợp (có tổng trọng lượng 17,12 gam).
Quá trình điều tra, Đua và Sái khai: 06 bánh hêrôin, 190 viên ma túy tổng hợp bị thu giữ nêu trên là của Tráng A Lù (anh trai Sái) mua từ bên Lào về, thuê Sái và Đua mang giao cho Phạm Xuân Mộc ở bản Nà Bó, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; quả lựu đạn là do Lù đưa cho Sái và Đua giữ để sử dụng.
Ngoài ra, Đua và Sái còn khai nhận: vào đầu tháng 8 năm 2005, Tráng A Lù thuê Mùa A Đua và Tráng A Sái mang 02 bánh hêrôin (tương đương 700 gam) giao cho Phạm Xuân Mộc. Do Đua mệt không đi được nên Mùa A Lù (anh trai Đua) đã đi cùng Sái. Mùa A Lù và Tráng A Sái đến nhà Mộc, nhưng Mộc không có nhà nên đã đưa 02 bánh hêrôin cho con gái của Mộc tên là Phạm Thị Minh Hạnh (sinh năm 1992) cất giữ và ngồi đợi Mộc. Đến khoảng 22 giờ thì vợ chồng Mộc về. Sái nói với Mộc “em đã đưa hàng cho cháu cất đi rồi”, Mộc nói “ừ”, sau đó Sái và Mùa A Lù đi về nhà Tráng A Lù.
Đối với Phạm Xuân Mộc: vào hồi 14 giờ 30 phút ngày 20-02-2006, Công an huyện Mộc Châu bắt quả tang Phạm Xuân Mộc đang tàng trữ trái phép 0,19 gam hêrôin trong túi áo. Mộc khai số ma túy này Mộc mua của một người đàn ông (không biết tên và địa chỉ) để sử dụng.
Tráng A Lù bỏ trốn, Cơ quan điều tra đã có quyết định truy nã và tách vụ án hình sự đối với Tráng A Lù để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại Cáo trạng số1338/AN-MT ngày 02-10-2006, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La truy tố:
- Tráng A Sái và Mùa A Đua về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 4 Điều 194 và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” theo khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự;
- Mùa A Lù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự;
- Phạm Xuân Mộc về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” theo điểm b khoản 4 và tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo điểm p khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 19/2006/HSST ngày 26-10-2006, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La quyết định:
- Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 194, khoản 1 Điều 230, các điểm p và q khoản 1 Điều 46, Điều 50 và áp dụng thêm điểm o khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự; xử phạt Mùa A Đua tử hình, Tráng A Sái tử hình, đều về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, phạt mỗi bị cáo 02 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”; tổng hợp hình phạt buộc Tráng A Sái và Mùa A Đua đều phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là tử hình.
- Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 194, các điểm p và q khoản 1 Điều 46, Điều 53 Bộ luật hình sự; xử phạt Mùa A Lù 20 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
- Áp dụng điểm p khoản 2, khoản 5 Điều 194 Bộ luật hình sự, xử phạt Phạm Xuân Mộc 10 năm tù về tội“Tàng trữ trái phép chất ma túy” và phạt tiền 5.000.000 đồng; tách hành vi mua bán trái phép chất ma túy của Phạm Xuân Mộc để tiếp tục điều tra khi có đủ căn cứ xử lý sau....
Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo Đua, Sái kháng cáo xin giảm hình phạt về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Tại Kháng nghị số1544/VKS-P2 ngày 10-11-2006, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về phần tách hành vi mua bán trái phép chất ma túy của Phạm Xuân Mộc để xét xử sơ thẩm lại theo hướng kết án Phạm Xuân Mộc về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và tổng hợp hình phạt bổ sung (phạt tiền nhưng chưa tổng hợp) tại bản án hình sự sơ thẩm số 32 ngày 18-3-1998 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã phạt Phạm Xuân Mộc.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số 102/2007/HSPT ngày 05-02-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đối với Tráng A Sái và Mùa A Đua; hủy quyết định của bản án hình sự sơ thẩm số 19/2006/HSST ngày 26-10-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La về phần tách hành vi mua bán trái phép chất ma túy của Phạm Xuân Mộc để điều tra lại theo thủ tục chung. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định việc tổng hợp hình phạt tiền đối với Phạm Xuân Mộc.
Tại Kháng nghị số18/HS-TK ngày 16-7-2007, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để điều tra lại.
Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
XÉT THẤY:
1. Tráng A Sái và Mùa A Đua bị bắt quả tang đang vận chuyển trái phép 06 bánh hêrôin (tương đương 2.102,25 gam); 190 viên ma túy tổng hợp (có tổng trọng lượng 17,12 gam) và tàng trữ trái phép 01 quả lựu đạn. Các bị cáo Sái và Đua thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Lời nhận tội của các bị cáo phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án; do đó, có đầy đủ căn cứ kết luận hành vi phạm tội của Tráng A Sái và Mùa A Đua trong việc vận chuyển trái phép 06 bánh hêrôin, 190 viên ma túy tổng hợp và tàng trữ trái phép 01 quả lựu đạn.
2. Về 02 bánh hêrôin Tráng A Sái và Mùa A Lù khai giao cho Phạm Xuân Mộc
Mặc dù không bị bắt quả tang, nhưng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án Tráng A Sái và Mùa A Lù đều khai nhận về việc vận chuyển trái phép 02 bánh hêrôin giao cho Phạm Xuân Mộc. Lời khai nhận tội của Sái, Lù phù hợp với nhau và phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án; do đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tráng A Sái và Mùa A Lù về hành vi vận chuyển trái phép số ma túy này là có căn cứ. Tuy nhiên việc kết luận Sái và Lù vận chuyển trái phép số ma túy này giao cho Phạm Xuân Mộc là mâu thuẫn với kết luận chưa đủ căn cứ cho rằng Phạm Xuân Mộc mua bán trái phép chất ma túy.
Theo mô tả về diễn biến vụ án trong kết luận điều tra, cáo trạng, bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm thì Sái và Lù vận chuyển số ma túy nêu trên để giao cho Mộc. Tráng A Sái và Mùa A Lù khai: do Phạm Xuân Mộc không có nhà nên đã đưa 02 bánh hêrôin cho con gái của Mộc tên là Phạm Thị Minh Hạnh cất giữ và đợi Mộc. Khi thấy vợ chồng Mộc về thì Sái thông báo lại việc này cho Mộc. Tuy nhiên, cả cháu Hạnh và chị Đinh Thị Phương (vợ Mộc) không thừa nhận việc Sái, Lù có mặt tại nhà Mộc vào thời điểm đó như lời khai của các đối tượng này và không có việc Sái, Lù đưa hêrôin cho cháu Hạnh. Như vậy, lời khai của Sái, Lù và lời khai của cháu Hạnh, chị Phương về cùng một vấn đề còn mâu thuẫn, nhưng chưa được Cơ quan điều tra tiến hành đối chất theo quy định tại Điều 138 Bộ luật tố tụng hình sự. Mặt khác cũng cần điều tra làm rõ việc Sái và Lù vận chuyển hai bánh hêrôin như thế nào ? Nếu đưa đến nhà Mộc thì việc làm của mỗi bị cáo ra sao. Có đến nhà Mộc cả hai hay không ? Sau khi giao xong thì cả hai đi đâu.... Việc điều tra làm rõ thêm các vấn đề này là căn cứ để kết luận hành vi mua bán trái phép chất ma túy của Phạm Xuân Mộc.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La truy tố Phạm Xuân Mộc về hành vi mua bán trái phép 02 bánh hêrôin nêu trên, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại quyết định tách hành vi mua bán trái phép chất ma túy của Mộc để tiếp tục điều tra (thực chất là để điều tra lại) là vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự về giới hạn của việc xét xử. Khi xét xử phúc thẩm Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét và nếu có căn cứ kết luận Phạm Xuân Mộc phạm tội thì phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại; nếu xét thấy việc điều tra chưa đầy đủ thì phải hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Tuy nhiên Tòa án cấp phúc thẩm lại hủy quyết định nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung và giữ nguyên các quyết định khác của bản án sơ thẩm cũng là sai lầm và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285 và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 102/2007/HSPT ngày 05-02-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 19/2006/HSST ngày 26-10-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La để điều tra lại; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
Tiếp tục tạm giam các bị cáo Tráng A Sái, Mùa A Đua, Mùa A Lù và Phạm Xuân Mộc cho đến khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý lại vụ án./.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Chưa đủ căn cứ để kết luận về hành vi phạm tội của một bị cáo, Tòa án cấp sơ thẩm lại tách hành vi đó ra để tiếp tục điều tra là vi phạm tố tụng. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm lại không sửa được sai lầm này của cấp sơ thẩmh�2� 6bpx0yôin, 190 viên ma túy tổng hợp và tàng trữ trái phép 01 quả lựu đạn.
2. Về 02 bánh hêrôin Tráng A Sái và Mùa A Lù khai giao cho Phạm Xuân Mộc
Mặc dù không bị bắt quả tang, nhưng trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án Tráng A Sái và Mùa A Lù đều khai nhận về việc vận chuyển trái phép 02 bánh hêrôin giao cho Phạm Xuân Mộc. Lời khai nhận tội của Sái, Lù phù hợp với nhau và phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án; do đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tráng A Sái và Mùa A Lù về hành vi vận chuyển trái phép số ma túy này là có căn cứ. Tuy nhiên việc kết luận Sái và Lù vận chuyển trái phép số ma túy này giao cho Phạm Xuân Mộc là mâu thuẫn với kết luận chưa đủ căn cứ cho rằng Phạm Xuân Mộc mua bán trái phép chất ma túy.
Theo mô tả về diễn biến vụ án trong kết luận điều tra, cáo trạng, bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm thì Sái và Lù vận chuyển số ma túy nêu trên để giao cho Mộc. Tráng A Sái và Mùa A Lù khai: do Phạm Xuân Mộc không có nhà nên đã đưa 02 bánh hêrôin cho con gái của Mộc tên là Phạm Thị Minh Hạnh cất giữ và đợi Mộc. Khi thấy vợ chồng Mộc về thì Sái thông báo lại việc này cho Mộc. Tuy nhiên, cả cháu Hạnh và chị Đinh Thị Phương (vợ Mộc) không thừa nhận việc Sái, Lù có mặt tại nhà Mộc vào thời điểm đó như lời khai của các đối tượng này và không có việc Sái, Lù đưa hêrôin cho cháu Hạnh. Như vậy, lời khai của Sái, Lù và lời khai của cháu Hạnh, chị Phương về cùng một vấn đề còn mâu thuẫn, nhưng chưa được Cơ quan điều tra tiến hành đối chất theo quy định tại Điều 138 Bộ luật tố tụng hình sự. Mặt khác cũng cần điều tra làm rõ việc Sái và Lù vận chuyển hai bánh hêrôin như thế nào ? Nếu đưa đến nhà Mộc thì việc làm của mỗi bị cáo ra sao. Có đến nhà Mộc cả hai hay không ? Sau khi giao xong thì cả hai đi đâu.... Việc điều tra làm rõ thêm các vấn đề này là căn cứ để kết luận hành vi mua bán trái phép chất ma túy của Phạm Xuân Mộc.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La truy tố Phạm Xuân Mộc về hành vi mua bán trái phép 02 bánh hêrôin nêu trên, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại quyết định tách hành vi mua bán trái phép chất ma túy của Mộc để tiếp tục điều tra (thực chất là để điều tra lại) là vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự về giới hạn của việc xét xử. Khi xét xử phúc thẩm Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét và nếu có căn cứ kết luận Phạm Xuân Mộc phạm tội thì phải hủy bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại; nếu xét thấy việc điều tra chưa đầy đủ thì phải hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Tuy nhiên Tòa án cấp phúc thẩm lại hủy quyết định nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung và giữ nguyên các quyết định khác của bản án sơ thẩm cũng là sai lầm và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285 và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 102/2007/HSPT ngày 05-02-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án hình sự sơ thẩm số 19/2006/HSST ngày 26-10-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La để điều tra lại; chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để điều tra lại theo thủ tục chung.
Tiếp tục tạm giam các bị cáo Tráng A Sái, Mùa A Đua, Mùa A Lù và Phạm Xuân Mộc cho đến khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý lại vụ án./.
Lý do bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm bị hủy:
Chưa đủ căn cứ để kết luận về hành vi phạm tội của một bị cáo, Tòa án cấp sơ thẩm lại tách hành vi đó ra để tiếp tục điều tra là vi phạm tố tụng. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm lại không sửa được sai lầm này của cấp sơ thẩm.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 29/05/2013 04:38:36 CH