Quyết định giám đốc thẩm só 28/2005/ds-gđt ngày 01-11-2005 về vụ án “tranh chấp tài sản sau ly hôn”

Chủ đề   RSS   
  • #264970 29/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4356 lần


    Quyết định giám đốc thẩm só 28/2005/ds-gđt ngày 01-11-2005 về vụ án “tranh chấp tài sản sau ly hôn”

    Số hiệu

    28/2005/DS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm só28/2005/ds-gđt ngày 01-11-2005 về vụ án “tranh chấp tài sản sau ly hôn”

    Ngày ban hành

    01/11/2005

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Dân sự

     

    QUYếT ĐịNH GIÁM ĐốC THẩM SÓ28/2005/DS-GĐT

    NGÀY 01-11-2005 Về Vụ ÁN “TRANH CHấP TÀI SảN 
    SAU LY HÔN”

     

    Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao

    ...

    Ngày 01 tháng 11 năm 2005, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao mở phiên Toà Giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự tranh chấp tài sản sau ly hôn giữa các đương sự:

    Nguyên đơn: Ông Phạm Xuân Điều, sinh năm 1954.

    Trú tại: Nhà số 121 tổ 7, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

    Bị đơn: bà Nguyễn Thị Thư, sinh năm 1957.

    Trú tại: nhà số 33, tổ 14, cụm 14, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

    Nhận thấy:

    Ông Phạm Xuân Điều và bà Nguyễn Thị Thư đã ly hôn tại bản án 
    số 154/LHST ngày 28-8-2000 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và đã giải quyết về con chung; về tài sản chung, vợ chồng khai đã tự thỏa thuận, không yêu cầu Toà án giải quyết.

    Trước khi ly hôn, ông Điều và bà Thư đã ký biên bản tự thỏa thuận tài sản ngày 10-3-2000 có nội dung: bà Thư phải chuyển trả cho ông Điều 35 cây vàng và cháu Tuấn 35 cây vàng. Tổng cộng là 70 cây vàng. Số tiền này bà Thư phải chuyển cho ông Điều sau 1 năm ông Điều ở nước ngoài về Việt Nam. Sau khi thỏa thuận trao trả số tiền trên sẽ không còn liên quan gì về tài chính với nhau.

    Tại đơn thuận tình ly hôn ngày 5-7-2000 lại có nội dung cụ thể về tài sản như sau:

    “- Người vợ: Cô Thư hưởng toàn bộ ngôi nhà tại số 33 tổ 14 cụm 14 phường Cống vị và phòng tập thể 27 số nhà 39 phố Lý Thường Kiệt (nhưng số tiền hiện nay cô Thư đang nợ, cô Thư phải có trách nhiệm trả)

    - Cô Thư có trách nhiệm trao trả cho anh Điều số tài sản có giá trị là 30 cây vàng và 20.000 USD tương đương 430 triệu đồng Việt Nam...

    - Số tài sản này cô Thư sẽ giao cho anh Điều trước tháng 12 năm 2000”.

    Tại đơn khởi kiện ngày 18-2-2003 và các lời khai tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, ông Điều cho rằng đã gần 3 năm mà bà Thư không thực hiện nội dung của bản thỏa thuận, hiện ông đã về nước sinh sống, không có chỗ ở nên đề nghị Toà án giải quyết chia tài sản cho ông là 1/2 căn nhà số 33, tổ 14, cụm 14 phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trị giá 3 tỷ đồng, hiện bà Nguyễn Thị Thư đang quản lý.

    Bà Nguyễn Thị Thư cho rằng: Khi ly hôn, hai người đã tự nguyện ký giấy ghi rõ sự thỏa thuận chia tài sản vào ngày 10-3-2000. Giữa ông Điều và bà sau khi thỏa thuận trao trả số tiền trên đã không còn liên quan gì về tài chính với nhau. Bà yêu cầu thực hiện bản thỏa thuận phân chia tài sản ngày 10-3-2000.

    Tại bản án sơ thẩm số 143/LHST ngày 23-6-2004 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định:

    - Chấp nhận yêu cầu xin chia tài sản sau ly hôn của ông Phạm Xuân Điều.

    - Xác định khối tài sản chung khi còn là vợ chồng gồm:

    + Tiền bán căn hộ 27/39 Lý Thường Kiệt: 160.000.000đ

    + Nhà 3 tầng trên diện tích 40m2 đất tại Cống Vị: 2.590.900.000đ

    Tổng cộng:                                                  2.750.900.000đ

    - Bà Thư được chia: 160 triệu đồng tiền bán nhà 27/39 Lý Thường Kiệt. Nhà xây 3 tầng trên diện tích đất 40m2 tại số 33, tổ 14, cụm 14 phường Cống Vị, quận Ba Đình, HN trị giá 2.590.900.000đ; cộng phần bà Thư được chia có trị giá: 2.750.900.000đ. Bà Thư có trách nhiệm thanh toán cho ông Điều 916.966.666đ.

    - Ông Điều được hưởng tài sản bằng giá trị là 916.966.666 đ do bà Thư thanh toán.

    - Bác các yêu cầu khác của các đương sự.

    - án phí: bà Thư chịu 30.339.000đ; ông Điều chịu 15.169.000 đ án phí DSST.

    Kể từ khi án có hiệu lực pháp luật người phải thi hành án còn phải chịu lãi suất theo lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản tiền còn phải thi hành án tương ứng với thời gian phải thi hành án cho đến khi thi hành xong; Và còn tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.

    Tại Kháng nghị số 01 ngày 28-6-2004, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu đưa diện tích 94,24m2 đất do bà Thư lấn chiếm đất công đã được định giá là 4.523.520.000 đ vào tài sản chung để chia.

    Ngày 30-6-2004, ông Điều kháng cáo xin chia hiện vật, không nhận 
    bằng tiền.

    Ngày 2-7-2004, bà Thư kháng cáo yêu cầu thực hiện thỏa thuận 
    ngày 10-3-2000 về tự phân chia tài sản giữa bà và ông Điều.

    Tại bản án dân sự phúc thẩm số 216/DSPT ngày 10-12-2004, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã áp dụng khoản 4 Điều 69 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; điểm 2 mục IX Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-9-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; khoản 3 Điều 10 Nghị định 70/CP ngày 12-6-1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí, đã quyết định:

    1. Đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với vụ án dân sự “Chia tài sản sau ly hôn”giữa nguyên đơn là ông Phạm Xuân Điều, sinh năm 1954, trú quán tại 121, tổ 7 phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và bị đơn là bà Nguyễn Thị Thư, sinh năm 1957, hộ khẩu thường trú tại số 33, tổ 14, cụm 14 phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; tại trú tại 15 ngách 46, ngõ 445 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội. Sau khi đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu nguyên đơn có yêu cầu khởi kiện, thì nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí như mới khởi kiện lần đầu.

    2. Tuyên bố số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm 15.000.000đ (mười lăm triệu đồng) do ông Phạm Xuân Điều nộp tại Đội thi hành án quận Ba Đình và tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm là 50.000 đồng. Tổng cộng là 15.050.000 đồng (mười lăm triệu năm mươi ngàn đồng) được nộp vào ngân sách Nhà nước.

    3. Hoàn trả lại cho bà Nguyễn Thị Thư 50.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm dân sự do bà Thư nộp tại biên lai số 005391 ngày 02-7-2004.

    Ngày 27-1-2005, ông Điều khiếu nại với nội dung:

    - ông có đơn xin thay đổi Hội đồng xét xử vào ngày 9-12-2004, 
    ngày 10-12-2004 Hội đồng tiếp tục xử, nhưng ngày 17-12-2004 ông mới nhận được quyết định của Chánh án Toà án nhân dân tối cao bác đơn của ông. Ông cho rằng Hội đồng xét xử đã vi phạm tố tụng.

    - Hội đồng xét xử đã không xem xét đến kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng.

    Tại Quyết định số100/2005/DS-KN ngày 31-8-2005, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm số 216/PTDS 
    ngày 10-12-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội về vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn giữa nguyên đơn là ông Phạm Xuân Điều với bị đơn là bà Nguyễn Thị Thư với nhận định: Bản án phúc thẩm đã đình chỉ việc giải quyết vụ án mà không xem xét giải quyết đối với Quyết định kháng nghị theo trình tự phúc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và đơn kháng cáo của bà Thư là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử Giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm số 216/PTDS ngày 10-12-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    Tại phiên Toà, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán xử huỷ bản án phúc thẩm số 216/PTDS ngày 10-12-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

    xét thấy:

    Bản án sơ thẩm số 143/LHST ngày 23-6-2004 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội bị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kháng nghị và các đương sự trong vụ kiện là ông Phạm Xuân Điều, bà Nguyễn Thị Thư kháng cáo. Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và đơn kháng cáo của các đương sự nêu trên đều hợp lệ.

    Ông Điều là nguyên đơn, đã được Toà án cấp phúc thẩm triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng đều vắng mặt tại phiên Toà phúc thẩm không có lý do chính đáng. Trong trường hợp vụ án chỉ có kháng cáo của ông Điều mà không có kháng cáo kháng nghị nào khác thì việc vắng mặt của ông Điều bị coi là từ bỏ kháng cáo và theo quy định của pháp luật thì phải đình chỉ xét xử theo thủ tục phúc thẩm và tuyên bố bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Nhưng vụ án này còn có kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và kháng cáo của bà Thư nên Toà án cấp phúc thẩm lẽ ra phải xét xử vắng mặt ông Điều. Toà án cấp phúc thẩm lại xác định việc ông Điều đã được triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng đều vắng mặt tại phiên Toà là đã tự rút đơn khởi kiện là không đúng pháp luật; và do đó đã đình chỉ việc giải quyết vụ án mà không xem xét giải quyết đối với Quyết định kháng nghị theo trình tự phúc thẩm của Viện trưởng Việt kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và đơn kháng cáo của bà Thư là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

    Vì các lẽ trên và căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297 và khoản 3 Điều 299 của Bộ luật tố dụng dân sự;

    quyết định:

    1. Hu�� bản án dân sự phúc thẩm số 216/DSPT ngày 10-12-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội giải quyết việc tranh chấp tài sản sau ly hôn giữa nguyên đơn là ông Phạm Xuân Điều và bị đơn là bà Nguyễn Thị Thư.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    ____________________________________________

    - Lý do huỷ bản án phúc thẩm:

    Việc Toà án cấp phúc thẩm nhận định nguyên đơn đã tự rút đơn khởi kiện do đã được triệu tập hợp lệ nhiều lần nhưng vắng mặt không có lý do chính đáng và đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án mà không xem xét đến kháng nghị của Viện kiểm sát là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

    - Nguyên nhân dẫn đến việc huỷ bản án phúc thẩm:

    Thiếu sót trong việc vận dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 29/05/2013 10:00:03 SA
     
    3122 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận