Quyết định giám đốc thẩm số 03/2007/KDTM-GĐT ngày 07-3-2007 về vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ đề   RSS   
  • #264145 25/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm số 03/2007/KDTM-GĐT ngày 07-3-2007 về vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

    Số hiệu

    03/2007/KDTM-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm số03/2007/KDTM-GĐT ngày 07-3-2007 về vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

    Ngày ban hành

    07/03/2007

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Kinh tế

     

    Quyết định giám đốc thẩm số03/2007/KDTM-GĐT ngày 07-3-2007 về vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                Ngày 07 tháng 3 năm 2007, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các đương sự:

                Nguyên đơn: Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I; có trụ sở tại khu phố Khánh Hội, Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, do ông Đặng Hữu Trí đại diện theo ủy quyền của bà Ngô Thị Mai Hoa - Chủ doanh nghiệp.

                Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn; có trụ sở tại lô A22+B8 khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định do bà Phan Thi Nguyệt - giám đốc Công ty làm đai diện.

    NHẬN THẤY:

                Theo đơn khởi kiện đề ngày 28-11-2005 và các tài liệu do nguyên đơn xuất trình trong các năm 2003 và 2003 Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn đã ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa ( nông sản), trong đó có Hợp đồng ( mua bán sắn lát) số15/ĐD-PNI ngày 22-03-2004 và Hợp đồng ( mua bán đậu xanh) số02/DD-PNI ngày 08-7-2004.

                Ngày 01-10-2004, hai bên lập Biên bản thanh lý công nợ. Sau khi cân đối số tiền và hàng hóa các bên đã giao nhận thì Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn còn nợ Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I số tiền là 6.884.339.243 đồng của các Hợp đồng số15/ĐD-PNI và số02/DD-PNI nêu trên.

                Ngày 30-10-2004, hai bên lập Biên bản thỏa thuận với nội dung: Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I đồng ý cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn được trả nợ từng phần số tiền nợ 6.884.339.243 đồng, chậm nhất đến ngày 31-12-2004; Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn phải thanh toán hàng tháng cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I lãi vay là 0,9%/tháng cho toàn bộ số tiền còn nợ kể từ ngày hai bên xác nhận công nợ.

                Ngày 31-12-2005, hai bên lập Biên bản thỏa thuận cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn được gia hạn thanh toán đến ngày 31-5-2005.

                Ngày 01-8-2005, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn có bản đề nghị được gia hạn thanh toán 15-8-2005 và đồng ý thế chấp cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I toàn bộ hệ thống nhà xưởng kho bãi tọa lạc tại A22+B8 khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cùng trang thiết bị của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn ( có danh mục đính kèm) để đảm bảo cho việc thanh toán nợ. Nếu đến hạn mà vẫn không có khả năng thanh toán thì chuyển giao quyền khai thác toàn bộ hệ thống nhà xưởng, kho bãi cùng tranh thiết bị thế chấp trên cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I .

                Ngày 02-8-2005 hai bên đã lập Biên bản bàn giao theo đó Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn chính thức bàn giao toàn bộ chứng từ nhà xưởng, kho bãi tọa lạc tại lô A22+B8 khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với tổng diện tích 32.990m2 cùng trang thiết bị của Công ty cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I .

                Ngày 28-11-2005 Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I có đơn khởi kiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định, yêu cầu Tòa án buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn phải trả 7.618.635.105 đồng ( bao gồm cả tiền nợ gốc và tiền lãi) hoặc phải chuyển giao quyền khai thác toàn bộ hệ thống nhà xưởng, kho bãi cùng toàn bộ trang thiết bị cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I theo cam kết ngày 01-8-2005.

                Tại bản tự khai và Biên bản hòa giải thành ngày 26-12-2005 phí bị đơn cơ bản thừa nhận những nội dung trình bày của nguyên đơn, xác nhận còn nợ Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I tổng số tiền là 7.618.635.105 đồng và đồng ý giao toàn bộ nhà xưởng, thiết bị, kho bãi tọa lạc tại lô A22+B8 khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và quyền sử dụng đất với diện tích 32.990m2 cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I để cấn trừ nợ.

                Ngày 26-12-2005 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định tiến hành hòa giải giữa các đương sự. Tại phiên tòa, do các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp nên Tòa án đã lập Biên bản hòa giải thành.

                Ngày 03-01-2006 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số27/KDTM-ST công nhận sự thỏa thuận của các đương sự với nội dung:

                “ Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn còn nợ Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I số tiền: 7.618.635.105 đồng ; hai bên thống nhất trả nợ như sau:

                Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn giao cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I toàn bộ nhà xưởng, thiết bị, kho bãi tọa lạc tại lô A22+B8 khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định  và quyền sử dụng đất với diện tích 32.990m2 ( theo Biên bản thỏa thuận ngày 01-8-2005 và bản liệt kê tài sản kèm theo). Thời hạn giao ngày 03-01-2006. Toàn bộ tài sản và quyền sử dụng đất trên thị trường trị giá 6.000.000.000 đồng thuộc quyền sở Hữu của Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I , số tiền còn lại 1.618.635.105 đồng.

                Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn còn phải có nghĩa vụ phải trả cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I số tiền 1.618.635.105 đồng. Thời hạn thanh toán từ ngày 26-12-2005 đến 30-6-2006”

                Ngoài ra, Tòa án còn quyết định về án phí, về trách nhiệm đối với việc chậm thi hành án.

                Ngày 24-01-2006, ông Nguyễn Khắc Tùng có đơn khiếu nại đối với Quyết định công nhận sự thỏa thuận nêu trên.

                Tại Quyết định số08/KN-AKT ngày 31-5-2006 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số27/KDTM-ST ngày 03-01-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và đề nghị Hội đồng  xét xử Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao căn cứ quy định tại Điều 109, khoản 4, Điều 189, Điều 286, Điều 287, Điều 291 của Bộ luật tố tụng dân sự xử hủy Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự só27/KDTM-ST giai đoạn sơ thẩm.

                Tại quyết định giám đốc thẩm số01/2006/KDTM-GĐT ngày 26-7-2006 Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao đã quyết định:

                “  Không chấp nhận Kháng nghị số08/KN-AKT ngày 31-5-2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

                Giữ nguyên quyết định số27/KDTM-ST ngày 03-01-2006 của Tòa án nhân dân Tỉnh Bình Định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự giữa nguyên đơn là Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn “

                Ông Nguyễn Khắc Tùng khiếu nại Quyết định giám đốc thẩm nêu trên:

                Tại Quyết định số11/KN-AKT ngày 29-9-2006, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định giám đốc thẩm số01/2006/KDTM-GĐT ngày 26-7-2006 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao căn cứ khoản 4 Điều 189, Điều 291 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 2 Luật doanh nghiệp xử hủy Quyết định số27/KDTM-ST ngày 03-01-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và Quyết định số01/2006/KDTM-GĐT ngày 26-7-2006 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định giải quyết lại từ giai đoạn sư thẩm, với lý do:

                Nhận định của Quyết định giám đốc thẩm nêu trên là không đúng theo quy định của khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 2 Luật doanh nghiệp

                Theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hòa giữa bà Phan Thị Nguyệt và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I lẽ ra Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định phải ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện để chờ kết quả xét xử phúc thẩm vụ án kiện chia tài sản lý hôn giữa ông Tùng và bà Nguyệt của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum mới đúng.

                Vì bà Nguyệt và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I đều có đơn kháng cáo đối với bản án sơ thảm của Tòa án nhân dân thị xã Kon Tum và đang chờ kết quả xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum.

                Theo quy định tại Điều 2 ( áp dụng Luật doanh nghiệp và các Luật khác có liên quan) của Luật doanh nghiệp thì “Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của luật này và quy định Luật chuyên ngành về cùng một vấn đề, thì áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành”.

                Trong vụ kiện dân sự phân chi tài sản sau lý hôn có liên quan đến tài sản Công ty do vợ chồng ông Tùng, bà Nguyệt trước đây cùng góp vốn để thành lập hai Công ty, đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Kon Tum và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn . Khi ông Tùng, bà Nguyệt ly hôn, phát sinh tranh chấp về quyền tài sản, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tỉnh Kon Tum đã áp dụng theo quy định của Luật dân sự và Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết là phù hợp với quy định của Điều  2 Luật doanh nghiệp.

                Khi xét xử giám đốc thẩm, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao không xem xét đến nội dung khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự nêu trong kháng nghị và Điều 2 Luật doanh nghiệp là không đảm bảo khách quan.

                Sau khi có kháng nghị nêu trên của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:

                + Ngày 10-10-2006 Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I có đơn khiếu nại đối với Kháng nghị số11/KN-AKT ngày 19-9-2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

                + Ngày 8-10-2006 bà Phan  Thị Nguyệt - giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn có đơn khiếu nại đối với Kháng nghị số11/KN-AKT ngày 19-9-2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

                + Ngày 28-02-2007 Tòa án nhân dân tối cao tỉnh Bình Định có Công văn số689/CN-TA cho rằng Kháng nghị số11/KN-AKT ngày 19-9-2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân  tối cao là không phù hợp với thực tế và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét.

               

                Tại  phiên tòa giám đốc thẩm, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như đã nêu trong kháng nghị; đồng thời cũng đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét các ý kiến của Ban thư ký Tòa án nhân dân tối cao được nêu trong tờ trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và xử hủy Quyết định giám đốc thẩm số01/2006/KDTM-GĐT ngày 26-7-2006 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số27/KDTM-ST ngày 03-01-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật.

    XÉT THẤY:

                Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận định:

                “ Theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hòa giữa bà Phan Thị Nguyệt và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I ,lẽ ra Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định phải quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện để chờ kết quả xét xử phúc thẩm vụ kiện chia tài sản sau ly hông giữa ông Tùng và bà Nguyệt  của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum mới đúng”.

                Nhận đinh nêu trên của kháng nghị là không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Bởi vì: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cho thấy cho đến thời điểm ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số27/KDTM-ST ngày 03-01-2006 thì trong hồ sơ vụ án này không có một tài liệu nào thể hiện việc Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định biết Tòa án nhân dân thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum thụ lý giải quyết vụ án dân sự tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng ( sau khi lý hôn) giữa ông Nguyễn Khắc Tùng và bà Phan Thị Nguyệt và vụ án này đang trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của các đương sự và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum. Do vậy, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định không có căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự. Lý do này của kháng nghị không có căn cứ để chấp nhận.

                Tuy nhiên, mặc dù trong kháng nghị không đề cập đến nhưng quan nghiên cứu các tài liệu , chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cho thấy:

                a/ Nội dung thỏa thuận về việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn giao toàn bộ nhà xưởng, thiết bị, kho bãi tọa lạc tại lô A22+B8 khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và quyền sử dụng đất với diện tích 32.990m2 cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I để cấn trừ nợ tại Biên bản hòa giải thành lập ngày 26-12-2005 giữa đại diện cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I là trái pháp luật; bởi vì:

                Thứ nhất, khi thỏa thuận về nội dung nêu trên đại diện các bên ( Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I ) đều biết rõ là tại bản án dân sự sơ thẩm số 45/2005/DSST ngày 14-11-2005 Tòa án nhân dân thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã quyết định giao cho ông Nguyễn Khắc Tùng được quyền sở hữu và quyền sử dụng “ Toàn bộ nhà xưởng, nhà làm việc, nhà kho, máy móc, thiết bị…. tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn , địa chỉ tại lô A22+B8 khu công nghiệp Phú Tài, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và được sử dụng lô đất mà Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn đã thuê của Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Bình Định theo đúng hợp đồng thuê lại đất số01/HĐ-TLĐ/A ngày 15-01-2004 giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Kon Tum với Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Bình Định”. Bản án này bị ông Tùng, bà Nguyệt và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I kháng cáo và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum kháng nghị và đang trong quá trình chờ giải quyết theo trình tự phúc thẩm. Mặt khác, tại Quyết định định giá tài sản tranh chấp số08/QĐ-TA ngày 18-4-2005 và số19/QĐ-TA ngày 12-9-2005 ( theo ủy thác của Tòa án nhân thị xã Kon Tum), Tòa án nhân dân thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định đã giao các tài sản đã được định giá cho ông Nguyễn Khắc Tùng và bà Phan Thị Nguyệt tiếp tục quản lý, sử dụng và cấm chuyển dịch hoặc làm thay đổi cấu trúc trong khi chờ Tòa án giải quyết.

                Thứ hai, theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì chưa có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn đối với diện tích đất 32.990m2. Tại Hợp đồng thuê lại đất ngày 15-01-2004 ( BL163) thì Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn mới ký hợp đồng thuê lại lô đất gắn với kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp Phú Tài với diện tích 19.520m2, nhưng tại Biên bản hòa giải thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn lại chuyển giao quyền sử dụng 32.990m2 đất cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I là vượt quá diện tích đất được thuê lại. Mặc khác, việc thỏa thuận chuyển giao quyền sử dụng đất giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn với Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Công ty xây dựng và phát triển đô thị Bình Định là vi phạm khoản 3 Điều 4 Hợp đồng thuê lại đất.

                b/ Việc giải quyết công nợ giữa hai bên chủ yếu là được căn cứ vào Biên bản thanh lý công nợ lập ngày 01-10-2004 giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I nhưng một số nội dung thỏa thuận tại biên bản này có dấu hiệu không bình thường không phù hợp với thực tế khách quan. Ví du: Ngày 01-10-2004 bai bên lập Biên bản thanh lý công nợ với nhau nhưng tại trang 1 của biên bản thể hiện trong các ngày 09 và 11-8-2004 Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn chỉ trả cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I khoản tiền tàu theo hóa đơn có cùng số 006602 với số tiền khác nhau ( trong đó riêng ngày 09-8-2004 có ba hóa đơn); còn tại trang 2 của biên bản có thể hiện nội dung: “ Sau khi cân đối tiền và hàng hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn còn phải thanh toán cho Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I theo hợp đồng kinh tế số02/Đd-PNI và hợp đồng số 15 ngày 22-3-2004 (a) (b) 3.684.339.243 đồng. Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I chuyển khoản cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn  từ ngày 04-10-2004 đến ngày 16-10-2004 số tiền là 3.200.000.000 đồng. Vậy Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Quy Nhơn còn nợ Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I  số tiền là 6.884.339.243 đồng”. Theo nội dung này của biên bản thì số tiền 3.200.000.000 đồng Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I ( trong tổng số nợ 6.884.339.243 đồng) được thực hiện sau ngày hai bên lập Biên bản thanh lý công nợ. Đây là điều bất hợp lý cần xem xét.

                Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tranh chấp về chia tài sản chung vợ chồng( sau khi ly hôn) tại Tòa án nhân dân thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum ông Tùng đã khiếu nại cho rằng bà Phan Thị Nguyệt và Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I lập khống hợp đồng, tạo ra một khoản nợ theo các hợp đồng này nhưng chưa được làm rõ, đây là vấn đề cần được xem xét khi giải quyết vụ án kinh thương mại này.

                c/ Ngoài ra, khi giải quyết vụ án kinh doanh thương mại này, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định còn có một số sai sót về tố tụng, cụ thể như sau:

                + Về việc xác định tư cách nguyên đơn: Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật doanh nghiệp năm 1999 ( nay là khoản 3 Điều 143 Luật doanh nghiệp năm 2005) thì “ Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp”. Do vậy, trong vụ án này, phải xác định Chủ Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I là nguyên đơn của vụ án là không chính xác.

                +Về việc thụ lý án: Ngày 28/11/2005 Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I làm đơn khởi kiện; ngày 13-12-2005 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định nhận đơn khởi kiện và ngày 19-12-2005 Doanh nghiệp tư nhân Phương Nam I mới nộp tiền tạm ứng án phí, nhưng ngày 14-12-2005 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đã thụ lý vụ án ( khi đương sự chưa nộp tiền tạm ứng án phí và không thuộc diện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí) là vi phạm khoản 3 Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự.

                Các sai sót nêu trên không thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhưng cần được nêu ra để rút kinh nghiệm.

                Nội dung thỏa thuận tại Biên bản hòa giải thành lập ngày 26-12-2005 là trái pháp luật và quá trình giải quyết vụ án có một số sai sót về thủ tục tố tụng như đã nêu trên, nên Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số27/KDTM-ST ngày 03-01-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định là không đúng pháp luật. Quyết định giám đốc thẩm số01/2006/KDTM-GĐT ngày 26-7-2006 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận Kháng nghị số08/KN-AKT ngày 31-5-2006 của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên hiệu lực của Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự số27/KDTM-ST ngày 03-01-2006 nói trên của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định cũng là không đúng pháp luật.

                Vì các lẽ trên, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 180, khoản 2 Điều 188, khoản 3 Điều 291, Điều 296, khoản 3 Điều 297, khoản 2,3 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

                Hủy Quyết định giám đốc thẩm số01/2006/KDTM-GĐT ngày 26-7-2006 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao và Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số27/KDTM-ST ngày 03-01-2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định giải quyết, xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

                            Lý do vụ án cần được xét xử sơ thẩm lại:

                Thỏa thuận giao nhà xưởng, thiết bị, kho bãi và quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn và bị đơn là trái pháp luật và quá trình giải quyết vụ án có một số sai sót về thủ tục tố tụng nên Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của Tòa án cấp sơ thẩm là không đúng pháp luật.

     

     
    3535 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận