Quyết định 23/2023/QĐ-TTg: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Chủ đề   RSS   
  • #605509 19/09/2023

    Quyết định 23/2023/QĐ-TTg: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

    Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

    - Việc thành lập, tổ chức và hoạt động, tổ chức lại, giải thể tổ chức phối hợp liên ngành được thực hiện theo quy định của Quyết định này.

    - Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

    - Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.

    Nhiệm vụ, quyền hạn

    Tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ, quyền hạn giúp Thủ tướng Chính phủ:

    - Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.

    - Chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành.

    Chế độ làm việc

    - Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

    - Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của từng thành viên.

    Trách nhiệm

    Trách nhiệm của cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành

    - Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành hoặc báo cáo người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành thành lập tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm (có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học về ngành, lĩnh vực) thuộc cơ quan thường trực để giúp tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, bảo đảm không tăng biên chế; trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành hoặc thành lập tổ giúp việc làm việc theo chế độ kiêm nhiệm (có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học về ngành, lĩnh vực) để giúp tổ chức phối hợp liên ngành thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, bảo đảm không tăng biên chế.

    Trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành

    - Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động.

    - Người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành là Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau:

    + Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

    + Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức phối hợp liên ngành;

    + Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên;

    + Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của tổ chức phối hợp liên ngành;

    + Điều động, trưng tập chuyên gia.

    - Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu thì người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều này.

    Trách nhiệm của thành viên

    - Thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, chịu trách nhiệm cá nhân trước người đứng đầu tổ chức phối hợp liên ngành về những nhiệm vụ được phân công.

     - Ý kiến tham gia của các thành viên là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác.

    Quyết định 23/2023/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 10/12/2023.

     
    135 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận