Quyền và nghĩa vụ của cán bộ trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị kiểm toán Nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #616940 28/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần


    Quyền và nghĩa vụ của cán bộ trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị kiểm toán Nhà nước

    Ngày 26/9/2024, Tổng kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 1659/QĐ-KTNN. Trong đó có quy định quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

    Quyền và nghĩa vụ của cán bộ trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị kiểm toán Nhà nước

    (1) Quyền của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị

    Theo Điều 3 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 1659/QĐ-KTNN năm 2024 quy định các quyền của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như sau:

    - Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; đảm bảo thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và Quy chế này.

    - Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật; đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị; kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.

    - Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan, đơn vị.

    - Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế- xã hội, chế độ an sinh xã hội và kết quả thực hiện dân chủ.

    (2) Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị

    Theo Điều 4 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 1659/QĐ-KTNN năm 2024 quy định các nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như sau:

    - Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chấp hành các quy định, quy chế của cơ quan, đơn vị.

    - Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Quy chế này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

    - Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị kiểm toán Nhà nước sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo các quy định trên.

    Quyền và nghĩa vụ của cán bộ trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị kiểm toán

    Theo Điều 6 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 1659/QĐ-KTNN năm 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị bao gồm:

    - Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.

    - Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị.

    - Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.

    - Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã bàn, quyết định, tham gia ý kiến.

    - Tiết lộ bí mật nhà nước; tiết lộ những thông tin không được phép công khai của đơn vị được kiểm toán; tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả, kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được phép công khai theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.

    Như vậy, các hành vi trên sẽ là hành vi bị cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị kiểm toán Nhà nước

     
    120 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận