Theo điều 613 Bộ luật dân sự 2015, "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."
Như vậy thai nhi dù chưa được sinh ra nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu sinh ra còn sống thì vẫn được hưởng di sản như một người bình thường. Vấn đề chia tài sản có sự khác biệt về bản chất trong trường hợp thai nhi chết trước và sau khi sinh ra. Gia sử một người thành thai trước khi người để lại di sản chết được hưởng phần di sản theo pháp luật. Hai trường hợp được đặt ra: Thứ nhất, thai nhi chết trước khi sinh ra: trường hợp này thai nhi không phải là đối tượng hưởng di sản theo điều 613 Bộ luật dân sự nêu trên. Phần tài sản sẽ được chia cho những người khác theo pháp luật thừa kế. Trường hợp hai: thai nhi sinh ra một khoảng thời san thì chết. Mặc dù chết ngay sau khi sinh ra nhưng đứa trẻ đã thỏa mãn điều kiện tại điều 613 Bộ luật dân sự và được hưởng di sản như những người khác cùng hàng thừa kế. Phần tài sản ấy sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế đối với đứa trẻ, thường là người bố hoặc người mẹ theo pháp luật thừa kế.
Vấn đề chia di sản vô cùng rộng và có rất nhiều vấn đề để nói, mong được nghe ý kiến bàn luận khác từ các bạn.