Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Chủ đề   RSS   
  • #92499 03/04/2011

    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

    Trước khi xem xét vụ việc, mời các bạn xem kết hợp với bản đồ tổng thể kèm theo !
    -Nội dung vụ việc:

    + Khu A trong bản đồ là khu gia đình chúng tôi đang sống. Từ khoảng năm 1990, Nhà máy bên cạnh khu A đã chia một phần đất cho công nhân làm việc tạo điều kiện ổn định nơi ở tạo thành khu A như bây giờ. Khu A được chia thành các phần đất bằng nhau cho mỗi người có nhu cầu, phần hẻm khu A được thể hiện trên bản đồ cũng thuộc vào phần đất mà nhà máy chia cho.

    Ban đầu, nhà máy chia đất cho công nhân nhưng chưa có con hẻm như bây giờ, đất mỗi gia đình đều tiếp giáp với đất của khu đối diên
    . Do, đó các gia đình đã thỏa thuận miệng với nhau giành ra một phần đất của mình tạo thành con hẻm phục vụ nhu cầu đi lại. Như vậy, con hẻm đó thực ra đã trở thành sở hữu chung của các hộ trong khu A.

    Không chỉ có vậy, hàng năm các hộ gia đình của khu A phải đóng tiền thuế đất bao gồm phần diện tích đất ở cộng với phần diện tích đất mà mỗi hộ đã giành ra để tạo ra con hẻm đó càng thêm khẳng định điều đó.

    +Vừa qua, Gia đình ông C có bán phần đất phía sau cho bà B (ban đầu, hai phần đất đó là thuộc sở hữu của ông C). Sẽ không có vấn đề phát sinh nếu như ông C khi bán đất cho bà B nhưng không giành cho bà B một phần đất để làm lối đi cho bà C làm lối đi và đề nghị khu A chúng tôi cho bà B mở lối đi ở phía con hẻm của khi A.

    Tất nhiên, chúng tôi không đồng ý bởi con hẻm đó không phải đường công cộng, chúng tôi phải đóng tiền thuế đất hàng năm cho cả con đường đó.Có thể thấy, sai lầm của chúng tôi là đã không dứt khoát ngay từ ban đầu, đã không tạo một ranh giới rõ ràng với khu nhà đối diện, để họ mở cửa phía sau ra khu đất của chúng tôi và có thể họ nghĩ rằng đây là đường công cộng.

    + Để chứng minh cho việc phản đối của chúng tôi là có căn cứ, tôi xin đưa ra một vài điểm như sau:

    -Thứ nhất, Ông C không có quyền mở lối đi trực tiếp qua khu đất của chúng tôi bởi thực tế cho thấy, ông ta sử dụng lối đi trước mặt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày, luật có quy định chủ sở hữu BĐS liền kề không có quyền mở lối đi qua BĐS liền kề nếu như không bị vây bọc bởi các BĐS khác (khoản 1, ĐIều 275, BLDS 2005).

    -Thứ hai, ông C bán đất cho bà B thì ông ta có nghĩa vụ giành cho bà B một phần đất làm lối đi cho bất động sản phía trong mà không có bồi thường. BĐS của bà C trong tình trạng bị vây bọc, nghĩa vụ mở lối đi cho bà B thuộc về ông C chứ không phải khu A (khoản 3, ĐIều 275, BLDS 2005)

    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 03/04/2011 11:23:37 AM thêm

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    8506 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #92501   03/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    *Việc cho bà B mở lối đi qua con hẻm cũng không khó khăn gì, nhưng điều chúng tôi lo ngại rằng điều này có thể trở thành một tiền lệ, các gia đình khu đối diện cũng làm như vậy thì con hẻm sẽ trở thành đất công cộng trong khi chúng tôi vẫn phải đóng thuế đất hàng năm cho con hẻm đó !!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #93676   07/04/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Khi ông C và bà B ký hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận về việc ông C để lại phần ngõ đi cho bà B, tức là phần đất của bà B đã trở thành bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác (tính đến việc công nhận hẻm của khu A thuộc quyền sử dụng chung của khu A), như vậy bà B có thể căn cứ theo quy định của bộ luật dân sự, yêu cầu khu A tạo điều kiện cho mình mở lối đi qua phần đất sử dụng chung của khu A và có thể thỏa thuận về việc bồi thường cho khu A một khoản tiền theo thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #93721   07/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    -Cám ơn câu trả lời của luật sư. Nhưng có lẽ luật sư không cần phải nhắc lại nội dung của luật, bởi tôi hoàn toàn có thể tự tra cứu chúng trong BLDS 2005 !!

    -Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho 2 vấn đề sau:

    + Thứ nhất, nếu theo như luật sư nói, chúng tôi bị ràng buộc nghĩa vụ phải mở cho bà B giống như ông C lối đi mặc dù người hưởng lợi trong hợp đồng mua bán đất trên là ông C. Vậy theo khoản 3, ĐIều 275 BLDS 2005, quy định
    "3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
    được áp dụng trong trường hợp nào. Hay quy định để cho có ???

    + Thứ hai, cứ coi như chúng tôi bị ràng buộc nghĩa vụ mở lối đi cho bà B cùng với ông C đi chẳng hạn. Vậy dựa trên bản đồ mà tôi cung cấp, theo luật sư thì lối đi qua hẻm khu A hay lối đi qua nhà ông B được coi là thuận tiện và hợp lý nhất quy định tại đoạn 2, khoản 1, Điều 275  BLDS 2005 ??

    Cám ơn sự tư vấn nhiệt tình của luật sư !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #93739   07/04/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Trường hợp thứ nhất: Nếu bà B yêu cầu ông C mở lối đi cho mình qua phần đất nhà ông ấy thì đương nhiên ông ta sẽ phải thực hiện việc đó và không được yêu cầu bồi thường, ở đây bà B đồng ý việc yêu cầu đi ra hẻm của khu A (vì nó sẽ thuận tiện hơn) do vậy quy định tại khoản 3 sẽ là hợp lý.(bạn hãy nghiên cứu kỹ nhé).

    Thứ hai: đương nhiện bạn nhìn trên bản đồ bạn cũng thấy là đi ra hẻm khu A sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với đi qua phần đất nhà ông C.

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #93745   07/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Xin luật sự lưu ý cho, tinh thần của khoản 3 ĐIều 275 BLDS 2005 yêu cầu ông B có nghĩa vụ phải thực hiện việc mở lối đi cho bà C chứ không phải là một sự lựa chọn dành cho bà C !!

    -Khi giao kết hợp đồng này, ông C cần phải dự đoán trước những hậu quả pháp lý xảy ra khi hợp đồng có hiệu lực. Đây không thể coi là một trường hợp không thể dự đoán để ông B vin vào đó chối bỏ nghĩa vụ của mình!

    -Hơn nữa, tinh thần của ĐIều 275 đó là bất động sản liện kề phải giành cho bất động sản bị vây bọc một lối đi hợp lý ra đến đường công cộng. Vậy theo luật sự, lối đi qua hẻm A hay lối đi qua nhà ông B là thuận tiện nhất tới đường công cộng ?
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 07/04/2011 09:37:33 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #93749   07/04/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Luật sư sẽ không tranh luận về tinh thần của điều luật. Nếu bạn cho rằng tinh thần của điều luật như vậy thì ls không có tranh luận gì thêm

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |