Quyền sở hữu tài sản đặt cọc thuộc về ai khi thực hiện hợp đồng đặt cọc?

Chủ đề   RSS   
  • #602309 04/05/2023

    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 46 lần


    Quyền sở hữu tài sản đặt cọc thuộc về ai khi thực hiện hợp đồng đặt cọc?

    Hiện tại xảy ra rất nhiều tranh chấp liên quan đến tài sản đặt cọc, sau khi tài sản đặt cọc được giao cho bên nhận cọc thì đã chuyển quyền sở hữu cho bên nhận cọc hay chưa?

    Tài sản đặt cọc khi thực hiện hợp đồng đặt cọc thì có còn thuộc quyền sở hữu của bên nhận đặt cọc hay không?

    Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản dùng để bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. 
    Dựa theo các quy định nêu trên thì tài sản đặt cọc phải thuộc sở hữu của bên đặt cọc và tài sản đặt cọc này phải được "giao cho bên nhận đặt cọc" để thực hiện bảo đảm nghĩa vụ. Hiện tại các quy định trên lại chưa thể hiện rõ quyền sở hữu tài sản đặt cọc nhưng thực tế xét xử các tranh chấp liên quan đến tài sản đặt cọc này thì Tòa án theo hướng tài sản đặt cọc vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc mặc dù đã giao cho bên nhận đặt cọc. Tài sản đặt cọc chỉ thuộc về bên đặt cọc khi bên đặt cọc bị phạt cọc hay các bên thỏa thuận dùng tiền cọc để thanh toán. 
     
    Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản đặt cọc khi thực hiện hợp đồng đặt cọc 
     
    Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì "trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc, hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền". Đối với quy định này có thể hiểu đến thời điểm nêu trong quy định đưa ra thì tài sản đặt cọc vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đặt cọc trừ trường hợp "được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền". Tương tự nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Lúc này, tài sản đặt cọc mới "thuộc về bên nhận cọc".
     
    Việc giao tài sản đối với hợp đồng đặt cọc có tương tự như việc giao tài sản đối với hợp đồng vay hay không?
     
    Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
     
    Đồng thời, theo quy định tại Điều 464 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền sở hữu đối với tài sản vay thì bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản đó. Theo quy định trên thì đã có người hiểu lầm khi "giao" tài sản và người nhận tài sản đã nhận thì sẽ trở thành chủ sở hữu.
     
    Tuy nhiên, trong trường hợp này đặt cọc không phải là hợp đồng vay tài sản nên không thể vận dụng quy định này để hiểu và áp dụng cho đặt cọc trong khi đó đặt cọc không có quy định tương tự và tài sản đặt cọc được giao cho bên nhận đặt cọc là "để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng" chứ không để chuyển quyền sở hữu như hợp đồng vay.
     
    1303 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nitrum01 vì bài viết hữu ích
    nitrum01 (04/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận