Quyền nuôi con sau khi Ly Hôn ???

Chủ đề   RSS   
  • #71651 04/12/2010

    me_tycun

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/11/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con sau khi Ly Hôn ???

    Tôi lấy chồng được gần 3 năm và co 1 bé trai 11 tháng tuôi, nhưng nay vợ chồng tôi không ở cùng nhau được nữa nên tôi làm đơn Xin Ly Hôn. Về phần tôi thì bây giờ đang ở quê làm ruộng với bố mẹ còn ngoài vụ không có việc làm thì tôi ra Hà Nội làm thêm.

    Chồng tôi thì bây giờ ở nhà trông con và phụ viêc nhà cho bố mẹ ( nhà chồng tôi buôn bán) con tôi ở với bố là vì lúc vợ chồng tôi mâu thuẫn tôi đã bỏ về ngoại ở nữa tháng nay tôi ra bàn với chồng để con tôi nuôi nhưng chồng tôi không đồng ý. 

    Bây giờ tôi Ly Hôn thì có được quyền nuôi con không? (con tôi gần 1 tháng không bú mẹ rôi). Nếu chồng tôi có đi làm thì 1 tháng được 3 triệu 1 tháng.

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Cập nhật bởi me_tycun ngày 04/12/2010 10:46:16 AM
     
    9590 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #71687   04/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,
    Theo thông tin bạn cung cấp,tôi xin có tư vấn như sau:

    Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng 1số quy định của Luật HNGĐ năm 2000

    11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).    

    d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Như vậy,con của bạn có 11 tháng tuổi,về nguyên tắc sẽ được giao cho mẹ.
    Chào thân ái,
    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân

     
    Báo quản trị |  
  • #72573   09/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Chào chị
    Nếu cuộc sống thật sự không thể tiếp tục và muc đính của hôn nhân không thể thực hiện nữa thì em nghĩ chị có đủ lý do để ly hôn.

    Và con của chị nếu cả hai bên đều muốn nuôi con không thể thỏa thuận được thì chị có thể ra tòa giải quyết và em tin là con sẽ do chị nuôi
    Bởi vì theo quy định tại :

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác

    Chúc chị sẽ có những quyết định đúng đắn.

    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 09/12/2010 03:56:11 PM

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #72635   09/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào chị!

    Trong trường hợp của chị, thì như các bạn ở trên tư vẫn cho chị như vậy là cũng ổn rồi, nhưng có một số điều mà chị nên lưu ý thêm khi có quyết định yêu cầu tòa án giải quyết việc lý hôn.

    Tuy là pháp luật Hôn nhân gia đình trong trường hợp này đã quy định rất cụ thể nhưng việc để áp dụng nó thì còn tùy thuộc vào những hoàn cảnh nhất định và do những ý chí, phân tích được tòa án xem xét, thông qua.

    Theo như trường hợp mà Chị đã nêu ở trên, tôi hiểu rằng, dường như chị không chắc là chị có được nuôi con hay không trong trường hợp chị nhất định đòi ly hôn, điều này có vẻ như là chồng chị hay phía gia đình chồng cũng đang rất mong muốn việc nuôi con và sẵn sàng làm mọi cách để có được việc này.

    Điều này thì chị không phải lo lắng vì pháp luật bảo vệ cho lợi ích của đứa con khi chưa đủ 36 tháng tuổi bằng việc ưu tiên được ở với mẹ, trong trường hợp có thỏa thuận khác, tức là khi giữa chị với chồng chị có chung sự đồng ý là chồng chị nuôi...còn lại thì chị hoàn toàn là người có quyền và nghĩa vụ phải nuôi đứa trẻ này.

    Còn một việc quan trọng hơn nữa đó chính là vấn đề ly hôn, luật pháp cũng có những căn cứ để Tòa án có thể áp dụng cho việc ly hôn, trong trường hợp này rất có thể chị là người ly hôn (đơn phương ly hôn), điều này thì pháp luật không cấm, và cũng không trái với những quy định của pháp luật.

    Pháp luật chỉ cấm người chồng ly hôn trong giai đoạn đứa con đang dưới 36 tháng tuổi..., nói như vậy không có nghĩa là chị cứ nộp đơn là tòa sẽ đồng ý và quyết định cho chị nuôi con, vì chị phải nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại của chị hiện nay, ngoài việc làm ruộng thì chị còn phải làm thêm ở Hà Nội, trong khi đó chồng chị lại là đang là người trực tiếp nuôi con;

    Nếu so điều kiện về lợi ích của con, nuôi con thì chồng chị đang là người có nhiều ưu thế hơn chị, vì vậy theo tôi trong trường hợp của chị, việc Tòa án quyết định có cho chị đơn phương ly hôn hay không là còn phải xét đến quyền lợi tốt nhất của đứa con, vì nó chưa đủ 36 tháng tuổi và cần có sự chăm sóc (hiện tại người cha đang có điều kiện (vì điều kiện của chị nuôi con rất bấp bênh, không có nhiều điều kiện).

    Tôi cũng xin nói lại là sẽ khó khăn cho chị trong việc ly hôn vì đứa con và vì hoàn cảnh của chị, chứ tôi không nói đến việc đứa con sẽ được ở với mẹ khi đã ly hôn, hai việc này là khác nhau, và nếu để dễ dàng hơn cho việc ly hôn thì chị nên chờ cho đứa con lớn thêm một chút, có thể là trên 36 tháng hay trên 9 tuổi...nhưng khi đó lại khó khăn hơn cho chị trong việc giành quyền được nuôi con.

    Đây là những khía cạnh mà tôi nghĩ chị nên tham khảo thêm để có những quyết định đúng đắn nhất.
    Trân trọng!
    nguyenhuylawer@gmail.com  - phone:0906.597.179

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #72669   10/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #73686   16/12/2010

    NgocHienlak
    NgocHienlak

    Mầm

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2009
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chị  hãy mở 1 phiên tòa cho chính mình trước rồi tính ra tòa sau được không Chị!? dù không thể sống với nhau được nữa thì hai người vẫn còn tình cảm với đứa con kia mà...11 tháng tuổi thôi ư?

    2 người không thể để con mình có thêm vài tháng nữa không phải mồ côi 1 người........
     
    Báo quản trị |  
  • #73820   17/12/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn.

    Chúc bạn thành công và hạnh phúc

    Trân trọng !

    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân
     
    Báo quản trị |  
  • #90159   23/03/2011

    tho_vht
    tho_vht

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa Luật sư và các bạn.

    Tôi xin được nhờ sự tư vấn để được nuôi con trong trường hợp cụ thể của tôi như sau:


    Tôi và chồng tôi đều là công chức nhà nước. Chúng tôi lập gia đình được 6 năm và có 02 con (con trai 5 tuổi, con gái 2 tuổi). Tôi là người chu toàn với gia đình, chưa bao giờ cãi láo hay xích mích với mẹ chồng dù ở chung với gia đình chồng.


    Chồng tôi rất cục tính và hay đánh vợ vì những chuyện rất nhỏ nhặt đến mức tôi cảm thấy chồng tôi không bình thường về tâm lý (ví dụ tôi mệt, nằm trên giường không phục vụ cơm nước, con cái được, chồng tôi lôi tôi xuống đất và đánh để bắt tôi dậy;...).

    Tôi thấy tương lai mù mịt và không thể chung sống được với người như vậy và muốn ly hôn. Tuy nhiên, tôi không thể xa các con của tôi được vì tôi vô cùng yêu chúng.

    Tôi có biết là tôi có thể nuôi đứa con thứ 2 của tôi vì nó mới 2 tuổi. Tuy nhiên, tôi không thể xa đứa thứ nhất được vì thứ nhất nó là con trai, tôi đã không được dựa vào chồng chẳng nhẽ tôi không được dựa vào con trai tôi dù chỉ là tinh thần trong suốt quãng đời còn lại của người phụ nữ(?), thứ 2 tôi không thể sống thiếu 1 trong 2 đứa con của tôi được vì tôi đã vô cùng vất vả để sinh ra chúng, chúng là tài sản quý giá nhất của cuộc đời tôi. Dù tôi biết rằng nuôi con 1 mình vô cùng vất vả nhưng tôi vẫn muốn nuôi cả 2 đứa.


    Xin hãy tư vấn để giúp tôi được nuôi cả 2 con nếu vợ chồng tôi ly hôn ?


    Làm thế nào để chồng tôi không thể lấy lý do tôi yếu để không cho tôi nuôi con vì tôi cũng hay bị đau đầu, hay bị đau thượng vị khi làm quá sức, hay bị tụt huyết áp ?

    Tôi xin chân thành cảm ơn !
     
    Báo quản trị |