Quyền lợi của người lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #447255 21/02/2017

    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Quyền lợi của người lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam

    Quá trình hội nhập sâu rộng và phát triển kinh tế ở Việt Nam thu hút nhiều nguồn nhân lực nước ngoài đến sống, làm việc tại Việt Nam. Nhằm khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công việc và phù hợp với cơ chế quản lý lao động của cơ quan nhà nước thì việc ban hành các quy định pháp luật về quyền lợi của lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam là cần thiết, và bài viết sẽ làm rõ hơn vấn đề này:

    1) Hợp đồng lao động:

    Người lao động Việt Nam làm việc trong nước có thể ký kết với người sử dụng lao động theo 3 loại hợp đồng lao động quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012:

    - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    - Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

    - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Tuy nhiên, đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì thời gian làm việc ở Việt Nam phải phụ thuộc vào giấy phép lao động nên người lao động nước ngoài chỉ ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, và tối đa là 02 năm theo Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

    2) Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

    Theo đó, nếu là lao động trong nước khi làm việc bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội có đề cập về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:

    “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

    Tuy nhiên, điều khoản này chỉ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nên hiện nay, người lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chỉ có BHYT là áp dụng không phân biệt người lao động trong hay ngoài nước.

    3) Thuế thu nhập cá nhân:

    Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi kê khai và đóng thuế TNCN thì cần lưu ý xem xét người đó là cá nhân cư trú hay là cá nhân không cư trú:

    Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định về các nhân cư trú.

    Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

    a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

    Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

    b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

    - Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;

    - Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

    Các trường hợp khác là cá nhân không cư trú.

     

    3.1) Đối với cá nhân cư trú:

    Thuế TNCN được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần như người lao động trong nước:

    Bậc thuế

    Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

    Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

    Thuế suất 
    (%)

    1

    Đến 60

    Đến 5

    5

    2

    Trên 60 đến 120

    Trên 5 đến 10

    10

    3

    Trên 120 đến 216

    Trên 10 đến 18

    15

    4

    Trên 216 đến 384

    Trên 18 đến 32

    20

    5

    Trên 384 đến 624

    Trên 32 đến 52

    25

    6

    Trên 624 đến 960

    Trên 52 đến 80

    30

    7

    Trên 960

    Trên 80

    35

    Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng lao động tại Việt Nam trước khi xuất cảnh thì phải thực hiện quyết toán thuế.

    3.2) Đối với cá nhân không cư trú:

    Thuế TNCN trong trường hợp này sẽ được tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

    Chú ý: Đối với phần thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú thì không phải quyết toán.

     
    6818 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (21/02/2017) trang_u (21/02/2017) duongthuy2210 (21/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447274   21/02/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    minhcuong1704 viết:

    2) Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

    Theo đó, nếu là lao động trong nước khi làm việc bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội có đề cập về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:

    “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

    Tuy nhiên, điều khoản này chỉ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nên hiện nay, người lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chỉ có BHYT là áp dụng không phân biệt người lao động trong hay ngoài nước.

    Cho mình hỏi xíu, nếu như từ ngày 01/01/2018 trở đi, vậy thì với quy định này, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải tham gia BHXH bắt buộc không? Hay là muốn tham gia cũng được mà không tham gia cũng không sao? Cám ơn bạn minhcuong1704! 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (21/02/2017) shin_butchi (21/02/2017)
  • #447277   21/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi:

    Theo quy định này thì từ ngày 01/01/2018 trở đi thì người nước ngoài được quyền phải tham gia BHXH bắt buộc nhé bạn. Để đảm bảo lợi ích của mình khi tham gia bảo hiểm.

    Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 21/02/2017 12:03:35 CH Hiểu sai điều luật
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (21/02/2017) trang_u (21/02/2017)
  • #447287   21/02/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    minhcuong1704 viết:

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi:

    Theo quy định này thì từ ngày 01/01/2018 trở đi thì người nước ngoài cũng bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc nhé bạn.

    Bạn minhcuong1704 hiểu sai quy định rồi, câu chữ trong Luật bảo hiểm xã hội 2014 rõ ràng như vậy mà sao kêu là bắt buộc được?

    2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (21/02/2017) trang_u (21/02/2017)
  • #447303   21/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    shin_butchi viết:

     

    minhcuong1704 viết:

     

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi:

    Theo quy định này thì từ ngày 01/01/2018 trở đi thì người nước ngoài cũng bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc nhé bạn.

     

     

    Bạn minhcuong1704 hiểu sai quy định rồi, câu chữ trong Luật bảo hiểm xã hội 2014 rõ ràng như vậy mà sao kêu là bắt buộc được?

    2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

     

    À vâng, sai sót nghiêm trọng quá. Cảm ơn bác Shin đã nhắc nhở

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    trang_u (21/02/2017) duongthuy2210 (22/02/2017)
  • #447285   21/02/2017

    HuynhVanLam610
    HuynhVanLam610

    Male
    Mầm

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2015
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    Mình thấy quy định về hợp đồng lao động của người nước ngoài thì theo một số quan điểm nói rằng người lao động nước ngoài không được xác lập hợp đồng không xác định thời hạn với người nước ngoài do họ chỉ được làm việc theo giấy phép có 2 năm và cũng có thể gia hạn? vậy bạn có biết quy định nào giới hạn việc gia hạn này của người nước ngoài không? theo bạn người nước ngoài có thể xác lập hợp đồng không xác định thời hạn không

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuynhVanLam610 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (21/02/2017)
  • #447289   21/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    HuynhVanLam610 viết:

    Mình thấy quy định về hợp đồng lao động của người nước ngoài thì theo một số quan điểm nói rằng người lao động nước ngoài không được xác lập hợp đồng không xác định thời hạn với người nước ngoài do họ chỉ được làm việc theo giấy phép có 2 năm và cũng có thể gia hạn? vậy bạn có biết quy định nào giới hạn việc gia hạn này của người nước ngoài không? theo bạn người nước ngoài có thể xác lập hợp đồng không xác định thời hạn không

    Cảm ơn bạn đã góp ý: Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP

    Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

    1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;

    2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

    3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

    4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

    5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

    6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

    8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam

    Theo mình thấy thì việc ký kết hợp đồng sẽ dựa trên giấy phép để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. Còn vấn đề hợp đồng không xác định thời hạn thì không phù hợp bởi giấy phép lao động có thời hạn 02 năm và khi cấp lại cũng không quá 02 năm nên việc ký hợp đồng xác định thời hạn sẽ an toàn hơn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    trang_u (21/02/2017) duongthuy2210 (22/02/2017)
  • #447709   23/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Cám ơn bài viết bổ ích của bạn.
    Nếu như vậy thì ta có thể hiểu nếu không có giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài không được phép ký kết hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải không bạn? Hình như vẫn có những trường hợp không cần cấp giấy phép đúng không ạ? 

     
    Báo quản trị |