Quyền hạn của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch nước và Tổng bí thư ĐCS Việt Nam khác nhau ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #566446 11/01/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Quyền hạn của Tổng thống Mỹ, Chủ tịch nước và Tổng bí thư ĐCS Việt Nam khác nhau ra sao?

    Tổng thống Mỹ, Chủ tích nước Việt Nam và Tổng bí thư ĐCSVN

    Tổng tống mỹ, Chủ tịch nước VN và Tổng bí thư ĐCS VN

    Trở lại những bài viết giải đáp thắc mắc, nhân dịp Hoa Kỳ chuẩn bị có Tổng thống mới, nội dung lần này mình sẽ phân tích là sự khác nhau về quyền lực giữa những người sau: (1) Tổng thống Mỹ (2) Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (3) Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Để biết được 3 người này có quyền lực như thế nào, mình sẽ phân tích địa vị pháp lý của mỗi người đối với Nhà nước của họ.

    1. Vị trí của Tổng thống Mỹ trong Nhà nước Hoa kỳ

    Trước hết, đây là minh họa cơ bản cho tổ chức bộ máy nhà nước của Mỹ:

    Bộ máy Nhà nước Mỹ

    Quốc hội ở Mỹ được gọi với cái tên “Nghị viện”

    Người ta thường gọi hệ thống này là Tam quyền phân lập - ba cơ quan có địa vị pháp lý ngang nhau quản lý một đất nước, tức Tổng thống Mỹ không đứng cao hơn Tòa án, cũng không đứng cao hơn Quốc hội (đó là lý do vừa qua ông Trump phải nộp đơn kiện vấn đề bầu cử lên Tòa án chứ không được điều hành Tòa án thực hiện công việc điều tra cho mình).

    Nghị viện Mỹ gồm đại diện các Đảng, các Đảng lại đại diện cho người dân Mỹ.

    Thực tế, Hiến pháp Mỹ luôn đặt Nghị viện vào vị trí kiềm chế và đối trọng quyền lực với Tổng thống nên cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai thiết chế này chưa bao giờ chấm dứt.

    Tổng thống Mỹ là người đứng đầu cơ quan Hành pháp (Chính phủ). Trong quan hệ quyền lực nhà nước, chức năng riêng biệt của cơ quan hành pháp là tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành. 

    Nhánh hành pháp của Hoa Kỳ đứng đầu là Tổng thống, Tổng thống ủy nhiệm một số viên chức cấu thành Nội các (Chính phủ). 

    Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn có địa vị là người đứng đầu Nhà nước (đứng đầu chứ không phải có quyền lực lớn nhất), đại diện cho nước này cả trong và ngoài nước. Hiểu đơn giản hơn, có thể nói Tổng thống chính là người thay mặt toàn bộ đất nước trong các quan hệ với nước khác hoặc các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, các liên minh khác).

    Một số quyền lực khác của Tổng thống:

    - Tổng thống thực hiện hàng loạt nhiệm vụ lễ tân, như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại sứ các nước khác, chủ trì các bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động văn hoá nghệ thuật và thể thao quan trọng.

    - Tổng thống có quyền phủ quyết (veto) bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.

    - Tổng thống là người duy nhất thay mặt Nhà nước công bố những đạo luật mà Quốc hội thông qua. Chỉ khi được tổng thống công bố, những đạo luật đó mới được ban hành và mới bắt đầu có hiệu lực.

    - Về mặt tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, kể cả các thẩm phán trong các Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng viện chấp thuận.

    Về các quyền của Tổng thống, nếu các bạn có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt, tham khảo tài liệu của Nhà Trắng TẠI ĐÂY

    Như vậy, hai quyền lực chính đáng chú ý nhất của Tổng thống Mỹ là ĐẠI DIỆN CHO ĐẤT NƯỚC và ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH PHÁP.

    2. Vị trí của Tổng bí thư đối với Nhà nước Việt Nam

    Trước hết, Nhà nước Việt Nam được lãnh đạo bởi một Đảng duy nhất, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. (Điều 4 Hiến pháp 2013). 

    Trong Đảng này, người đứng đầu là Tổng bí thư, gọi đầy đủ là Tổng bí thư ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đây còn gọi là Chủ tịch Đảng).

    Đảng là đại diện cho toàn thể nhân dân, theo thủ tục chính thức thì Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị, bầu Tổng Bí thư trong số Ủy viên Bộ Chính trị.

    Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Tổng bí thư là chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; cùng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chịu trách nhiệm trước toàn đảng và toàn dân về sự lãnh đạo trên mọi lĩnh vực công tác.

    Ngoài ra, Tổng bí thư chủ trì công việc thường nhật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương (hiểu đơn giản là những cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo đất nước)

    Như vậy, khác với Hoa Kỳ, Việt nam chỉ có 1 Đảng lãnh đạo, Tổng bí thư lại là người lãnh đạo cao nhất của Đảng này. Các quyền lực điều hành của Tổng bí thư và Đảng không trực tiếp trở thành luật, quy định mà là cơ sở để Nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp nhằm thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng.

    3. Vị trí của Chủ tịch nước trong Nhà nước Việt Nam

    Giống với Tổng thống, Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho toàn bộ đất nước trong quan hệ đối nội và đối ngoại với các nước khác.

    Ở trên, ta đã biết Đảng là tổ chức lãnh đạo cao nhất của đất nước, Quốc hội là cơ quan lập pháp, ở Việt Nam Quốc hội được Đảng lãnh đạo thông qua sự chấp hành Điều lệ Đảng, chủ trương,... của đảng viên và Quốc hội sẽ bầu ra Chủ tịch nước trong số những đại biểu Quốc hội.

    Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn như:

    - Công bố Hiến pháp, luật

    - Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng

    - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

    - Tặng thưởng huân chương, huy chương, quyết định cho nhập, thôi quốc tịch

    - Thống lĩnh lực lượng vũ trang

    - Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước…(Điều 88 Hiến pháp Việt Nam).

    Tuy nhiên, trong các quyền này, có thể thấy Chủ tịch nước không ở trong Chính phủ (là cơ quan thực hiện quyền Hành pháp của Việt Nam, vì Việt Nam không có cơ quan hành pháp độc lập). Điều này có nghĩa khác với Tổng thống Mỹ, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam không đứng đầu Chính phủ Việt Nam.

    Trong nhiệm kỳ này, người giữ cả 2 chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước ở Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng.

    Với Nhà nước Việt Nam, người đứng đầu Chính phủ, có quyền lực hành pháp cao nhất là Thủ tướng.

    Như vậy, để phân biệt quyền lực giữa Tổng thống, Chủ tịch nước và Tổng bí thư, chúng ta cần lưu ý:

    - Tổng bí thư là người đứng đầu Đảng, ở Việt Nam Đảng là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước.

    - Chủ tịch nước VN là người đứng đầu Nhà nước VN, nhưng không đứng đầu cơ quan có chức năng hành pháp.

    - Tổng thống vừa đứng đầu Nhà nước Mỹ, vừa đứng đầu cơ quan hành pháp của nước này.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 12/01/2021 01:41:00 CH
     
    11731 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (11/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận