Quyền Đòi Lại Tài Sản Từ Người Chiếm Hữu Không Có Căn Cứ Pháp Luật

Chủ đề   RSS   
  • #420473 03/04/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Quyền Đòi Lại Tài Sản Từ Người Chiếm Hữu Không Có Căn Cứ Pháp Luật

     
    Quyền chiếm hữu là một quyền quan trọng trong chế định sở hữu tài sản. Nếu phát hiện một người đang chiếm hữu tài sản của mình không có căn cứ pháp luật, bạn có được đòi lại không? 
     
    Quyền chiếm hữu tài sản là một trong những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Việc một người chiếm hữu tài sản được phát sinh trên cơ sở hoặc là có căn cứ pháp luật hoặc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
     
    Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 Điều 165, việc chiếm hữu dựa trên một trong các căn cứ sau thì được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật: 
     
    a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
     
    b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
     
    c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
     
    d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
     
    đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
     
    e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
     
    Như vậy, nếu chủ thể khác có hành vi chiếm hữu nhưng không phát sinh từ một trong các căn cứ trên thì bị xem là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
     
    Trong chế định về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, được phân chia thành chiếm hữu ngay tìnhchiếm hữu không ngay tình. 
     
    Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
     
    Ví dụ như A mua một chiếc laptop cũ từ bạn cùng lớp là B. A không biết rằng chiếc lap kia do B lấy trộm từ C. Do đó, A tin chắc rằng mình có quyền chiếm hữu đối với chiếc lap mới mua.
     
    Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
     
    Ví dụ A mua một chiếc xe gắn máy từ B với giá rẻ, không có giấy tờ. Mặc dù biết chiếc xe của B không có giấy tờ nhưng do ham rẻ, A vẫn cố tình mua. 
    Vì xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, A biết rõ việc mua bán như vậy là sai nhưng thực hiện. A là người chiếm hữu không ngay tình. 
     
    Căn cứ theo Điều 166 BLDS 2015, "Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật".
     
    Pháp luật quy định việc có đòi lại được tài sản hay không phụ thuộc vào nguồn gốc có được tài sản, tính chất ngay tình trong chiếm hữu, nguyên tắc đền bù. Cụ thể:
     
    Điều 167: Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình:
     
    "Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu"
     
    Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
     
    "Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này."
     
    Điều 168 quy định việc đòi lại tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình nhưng loại bỏ 2 trường hợp sau nhằm bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình: 
     
    1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
     
    2. Trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
     
    Như vậy, không phải trong mọi trường hợp chủ sở hữu đều có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. 
     
    Minh Trang 
     
     
    43494 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trangfantasi vì bài viết hữu ích
    sotpvp (28/06/2021) ngoctranmy (22/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận