Quyền đăng ký nhãn hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #453860 19/05/2017

    Quyền đăng ký nhãn hiệu

    Nhờ luật sư tư vấn giúp:

    Công ty tôi muốn đăng ký logo. Tuy nhiên, do mô hình hoạt động công ty gia đình nên có nhiều công ty nữa được mở ra với tư cách pháp nhân riêng - hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Không có sự ràng buộc về mặt pháp lý với công ty tôi. Tuy nhiên, logo của các công ty đều giống nhau chỉ khác ở slogan. Như vậy:

    1. Công ty tôi có quyền đăng ký nhãn hiệu hay không? và các công ty kia đồng thời cũng muốn đăng ký logo có được không?

    2. Muốn đăng ký phải thực hiện thủ tục gì?

    3. Hoạt động trong lĩnh vực thương mại không trực tiếp tạo ra sản phẩm có được đăng ký logo.

    Tôi xin cảm ơn!

     
    6657 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #454472   24/05/2017

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì mọi pháp nhân đều có quyền đăng ký logo, nhãn hiệu cho riêng mình và sẽ được bảo hộ độc quyền trên phạm vi toàn quốc kể từ thời điểm có quyết định công nhận bảo hộ của cơ quan chức năng.

    Trong trường hợp có nhiều công ty trong cùng hệ thống, tập đoàn thì các công ty đều là những pháp nhân độc lập nên nếu công ty nào đăng ký và được bào hộ đầu tiên thì logo, nhãn hiệu đó sẽ thuộc về công ty đã được đăng ký.

    Về thủ tục hồ sơ đăng ký bạn vui lòng vào trang web của cục sở hữu trí tuệ để tham khảo nhé.

    Thân mến

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #461513   17/07/2017

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Chào bạn,

    Thứ nhất, vì mô hình hoạt động là công ty gia đình nên có nhiều công ty nữa đựơc mở với tư cách pháp nhân riêng- hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và đặc biệt không có sự ràng buộc về mặt pháp lý nên công ty bạn hoàn toàn có quyền đăng ký nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu đó đựơc công ty bạn đăng ký bảo hộ đầu tiên thì nhãn hiệu sẽ thuộc về công ty bạn.

    Thứ hai, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    - Đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký bao gồm:

    (1) Người nộp đơn phải nộp 02 tờ khai theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A của Thông tư 05/2013/TT- BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

    (2) Ngoài mẫu nhãn hiệu được gắn trên tờ khai, đơn phải kèm theo 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

    Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;

    Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

    - Chứng từ nộp phí, lệ phí.

    - Nếu có nghi ngờ về tính chính xác của thông tin trong đơn, Cục Sở Hữu trí tụê có yêu cầu các giấy tờ Giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn

    Lưu ý: Khi đăng ký nhãn hiệu nếu thiếu một trong các giấy tờ nêu trên Cục sở hữu trí tuệ có quyền từ chối tiếp nhận đơn.

    Thứ ba, hoạt động trong lĩnh vực thương mại không trực tiếp tạo ra sản phẩm việc đăng ký logo căn cứ vào khoản 2- Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2009 : Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. Do vậy, nếu công ty bạn không trực tiếp tạo ra sản phẩm chỉ hoạt động thương mại đưa sản phẩm ra thị trường thì được đăng ký nhãn hiệu nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và cho phép công ty bạn đăng ký.

    Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề công ty bạn đang gặp phải khó khăn.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com