Luật biểu tình được đưa ra xem xét từ lâu nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để cơ sở để đưa vào báo cáo Quốc Hội, chính thức xem xét và thông qua.
Dự thảo Luật biểu tình được Chính phủ giao cho Bộ Công an soạn thảo đã xong và gửi xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan nhưng do một số vấn đề nhạy cảm, các bộ, ngành không đưa ra ý kiến nhanh chóng nên thời hạn xem xét Luật biểu tình phải lùi lại. Hôm nay, chúng ta cùng nhau thảo luận một chút về “quyền biểu tình” của công dân Việt Nam để hiểu rõ hơn về khó khăn, tính cần thiết khi xây dựng dự thảo luật này.
“Quyền biểu tình” của công dân được nhắc đến trong Điều 25 Hiến pháp 2013:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Cho nên đây được xem là quyền của công dân, nên dù có Luật biểu tình hay không thì công dẫn vẫn đương nhiên được biểu tình nhưng khi chưa có một quy định cụ thể để quản lý vấn đề này thì việc biểu tình rất dễ dẫn đến việc bạo loạn, sử dụng bạo lực. Chính quyền cần Luật biểu tình để quản lý hoạt động biểu tình, hướng hoạt động biểu tình sao cho vừa có ích cho đất nước, vừa đảm bảo được quyền của công dân. Người biểu tình cần Luật để thực hiện quyền công dân của mình, có căn cứ pháp luật để đấu tranh, cần thiết thì khởi kiện nếu chính quyền vi phạm. Luật biểu tình sẽ có những điều khoản cụ thể bắt buộc người biểu tình và chính quyền phải tuân theo, đồng thời kèm theo chế tài để đảm bảo cho Luật được tôn trọng.
Biểu tình của công dân rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá Nhà nước, phá hoại an ninh chính trị, gây bất ổn xã hội nên một bộ phận các bộ, người dân còn dè dặt, ngại nói đến quyền biểu tình và hiểu sai về biểu tình. Biểu tình được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung có các đặc điểm sau:
- Là hành động bất bạo lực.
- Có sự tham gia của một số lượng người nhất định.
- Biểu tình nhằm thể hiện quan điểm của người tham gia biểu tình về một hay nhiều vấn đề nào đó.
Nhiều người cho là biểu tình có sử dụng bạo lực và các hành vi gây rối trật tự công cộng nên ngại bàn tán và đặt ra vấn đề. Nhưng việc nhìn nhận đây là một quyền của công dân là cần thiết và nên xem xét vì đây là nhân quyền, con người có quyền bày tỏ ý kiến về vấn đề nào đó họ muốn nhưng trong một giới hạn cho phép và giới hạn này được nêu ra khi xây dựng Luật biểu tình. Luật Biểu tình sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc giải tỏa những căng thẳng, bức xúc trong xã hội, qua đó tạo ra sự đồng thuận xã hội nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, là căn cứ pháp lý để chúng ta đấu tranh chống lại những xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền ở nước ta của các thế lực thù địch.
Nếu có quan điểm khác, mời bạn comment bên dưới đề cùng trao đổi.
Cập nhật bởi minhcuong1704 ngày 25/02/2017 11:57:46 SA