Quy trình xử lý việc mở lối đi qua tại Toà án? Trường hợp ông Nguyễn Văn A có thửa đất 2,0 ha (20.000 m2) đất nông nghiệp, đã được cấp Giấy CNQSD đất, hình chữ nhật với 2 cạnh ngang có chiều dài 40 mét; 2 cạnh dài có chiều dài là 500 mét. Một trong hai cạnh ngang (40 mét) giáp đường liên xã, do UBND huyện quản lý (cạnh này được gọi là phần đầu của miếng đất). Ông A muốn mở một con đường chạy dọc miếng đất, với mặt đường 5 mét, chiều dài 500 mét, với mục đích để chia miếng đất này 50 thửa đất (ngang 10 mét, dài 35 mét) dọc theo con đường này, sau đó chuyển mục đích thành đất ở để bán kiến lời (giá trị rất lớn). Để mở được con đường này ông A đã làm văn bản gửi UBND huyện chấp thuận cho mở đường. Tuy nhiên, việc mở con đường này không phù hợp với quy hoạch đô thị của địa phương. Do đó, UBND huyện không chấp thuận. Sau đó, ông A được người khác tư vấn và kết hợp với ông Lê D thực hiện như sau: - Đầu tiên, trong thửa đất 2,0 ha của mình, ông A bán 1 miếng đất 1.050 mét vuông (đất nông nghiệp) cho ông D, với vị trí ở cuối miếng đất, bị bao bọc bởi các miếng đất khác mà không có đường đi ra đường liên xã hay bất cứ con đường nào khác. Sau đó, làm thủ tục tách thửa đất này cho ông D và miếng đất 1.050 mét vuông của ông D được cấp Giấy CNQSD đất. - Tiếp theo, ông D nộp đơn lên Tòa án huyện để đề nghị Tòa án xét xử mở đường cho ông D theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 254 quyền về lối đi qua). - Cuối cùng thì Tòa án huyện tuyên án là ông A phải mở đường cho ông D, với mặt đường 5 mét, chạy từ đất ông D ra đến đường liên xã. - Trong quá trình giải quyết, Tòa án huyện không lấy ý kiến bằng văn bản hay mời các cơ quan của UBND huyện tham dự để có ý kiến, mà Toà án huyện đơn phương tuyên án. Như vậy, tôi xin hỏi về quy trình giải quyết vụ việc này theo quy định của pháp luật thì Tòa án huyện có phải lấy ý kiến bằng văn bản hay mời các cơ quan của UBND huyện tham dự để có ý kiến trước khi tuyên án hay không? theo quy định nào? Tôi xin chân thành cản ơn