Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Luật Đấu thầu 2023.
1. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
Tại Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu tương ứng với các hình thức lựa chọn nhà thầu cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:
Lưu ý: - Các nội dung có đánh dấu (X) là bước phải thực hiện.
- Từ viết tắt: HSDT – Hồ sơ dự thầu; HSĐX – Hồ sơ đề xuất; KQLCNT – Kết quả lựa chọn nhà thầu
Các bước thực hiện và hình thức lựa chọn nhà thầu
|
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
|
Tổ chức lựa chọn nhà thầu
|
Đánh giá HSDT
|
Thương thảo hợp đồng
|
Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai KQLCNT
|
Hoàn thiện, ký kết, quản lý thực hiện hợp đồng
|
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
|
X
|
X
|
X
|
X1
|
X
Giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có)
|
X
|
Chỉ định thầu2
|
X
|
X
|
Đánh giá HSĐX và thương thảo về đề xuất của một hoặc các nhà thầu (nếu có)
|
X
|
X
|
Chào hàng cạnh tranh
|
X
|
X
|
X
|
|
X
Giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
|
X
|
Mua sắm trực tiếp
|
X
|
X
|
Đánh giá HSĐX và thương thảo về đề xuất của nhà thầu
|
X
|
X
|
Lựa chọn tư vấn cá nhân được áp dụng khi công việc của gói thầu chỉ yêu cầu một hoặc một số chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực thực hiện mà không cần sự tham gia của tổ chức, không yêu cầu các điều kiện để thực hiện công việc như đối với nhà thầu là tổ chức
|
X
|
X
|
Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân
|
X
|
Trình, phê duyệt và công khai KQLCNT
|
Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng
|
Ghi chú:
(1) Thương thảo hợp đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ phi tư vấn áp dụng đấu thầu quốc tế, gói thầu hỗn hợp và gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao: Trường hợp cần thiết, bên mời thầu có thể thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
(2) Đối với trường hợp quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
* Đối với hình thức tự thực hiện, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu bao gồm các bước:
- Chuẩn bị phương án tự thực hiện, bao gồm dự thảo thỏa thuận giao việc;
- Hoàn thiện phương án tự thực hiện;
- Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Ký kết thỏa thuận giao việc; quản lý việc thực hiện gói thầu.
* Đối với gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu bao gồm các bước:
- Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
- Tổ chức lựa chọn;
- Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Lưu ý thêm: Ngoài quy định chung tại Luật Đấu thầu 2023, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu còn được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
- Quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp theo phương thức một giai đoạn, hai giai đoạn; đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được hướng dẫn bởi Chương II, Chương III, Chương IV;
- Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương V;
- Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được hướng dẫn bởi Điều 79;
- Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được hướng dẫn bởi Điều 80;
- Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được hướng dẫn bởi Điều 81;
- Lựa chọn tư vấn cá nhân được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương IV;
- Lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương V.
2. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
Tại khoản 1 Điều 45 Luật Đấu thầu 2023 quy định thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu như sau:
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển: Tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
- Thời gian chuẩn bị HSDT:
+ Đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế: Tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu (HSMT) được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
+ Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng: Tối thiểu là 09 ngày đối với đấu thầu trong nước, 18 ngày đối với đấu thầu quốc tế;
+ Đối với chào hàng cạnh tranh: Tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên HSMT được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.
- Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị HSDT tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên HSMT được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.
- Việc sửa đổi HSMT được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi hồ sơ mời thầu được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Việc sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.
* Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, HSMT được phát hành đồng thời với thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu.
* Đối với các công việc khác ngoài các trường hợp nêu trên, người có thẩm quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết định thời gian thực hiện trên cơ sở bảo đảm tiến độ của dự án, gói thầu.