I, Trung tâm đào tạo ngoại ngữ là gì?
Trung tâm đào tạo ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như:
– Trung tâm ngoại ngữ công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài Khoản riêng.
– Trung tâm ngoại ngữ tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng.
Enable Ginger
– Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.
II, Vì sao thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ phải xin giấy phép?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP đối với hành vi tự ý thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ mà không có giấy phép thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra sẽ buộc chấm dứt hoạt động đối với Trung tâm đào tạo ngoại ngữ.
Do đó, nếu muốn thành lập trung tâm đào tạo, nhà đầu tư cần thực hiện đầy đủ theo quy trình, thủ tục dưới đây.
III. Quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài
Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ nói đến quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu quý đọc giả mong muốn tìm hiểu quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ không có vốn đầu tư nước ngoài có thể tìm đọc các bài viết khác của chúng tôi.
Hiện nay, việc học ngoại ngữ là nhu cầu không thể thiếu của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ tại Việt Nam. Khi nhắc đến học ngoại ngữ ở đâu, mọi người đều sẽ nghĩ tới các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, nơi có các giao viên nước ngoài và giáo viên bản địa.
Những năm trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để hoạt động kinh doanh lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ rất phổ biến, việc các nhà đầu tư đầu tư mạnh về mảng giáo dục ngoại ngữ là một điều tốt cho ngành giáo dục nước ta.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để một nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập một Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?
Để trả lời cho câu hỏi đó, hãy cùng tìm hiểu rõ quy trình và thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 cùng taocongty.com
Lưu ý rằng thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoài ngữ là hình thức chung để thành lập các Trung tâm đào tạo khác có thể kể đến như: Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Anh; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Hàn Quốc; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Nhật Bản; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Trung Quốc; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Pháp; Thành lập Trung tâm đào tạo tiếng Nga; …..
1. Căn cứ pháp lý và văn bản pháp luật liên quan đến nội dung bài viết:
2. Hình thức đầu tư thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Để thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
Bởi vì đây là hoạt động đầu tư có yếu tố nước ngoài, do đó để hoạt động đầu tư lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ, nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định tại Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam là thành viên.
Lĩnh vực giáo dục được xếp vào phân ngành Dịch vụ, cụ thể là “Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)”.
Và tại Biểu cam kết dịch vụ WTO mà Việt Nam là thành viên. “Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ)” được quy định và cam kết như sau:
“Không hạn chế, ngoại trừ: Kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh. Cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong liên doanh. Kể từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập: không hạn chế.”.
Như vậy, theo nội dung tại Biểu cam kết WTO thì tính đến hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ; thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam mà không còn bị hạn chế hình thức đầu tư như trước nữa.
3. Điều kiện thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tuy Việt Nam đã cam kết mở thị trường và cho phép nhà đầu tư đầu tư lĩnh vực giáo dục, đào tạo ngoại ngữ nhưng đây vẫn là một ngành, nghề hoạt động có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Qua đó, sau khi đăng ký đầu tư, thành lập dự án đầu tư với mục tiêu hoạt động là kinh doanh dịch vụ giáo dục, đào tạo ngoại ngữ và thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục Cấp giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP (Cách gọi khác của loại giấy phép này là giấy phép con trung tâm đào tạo ngoại ngữ)
Và để thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
a, Về tên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ
– Tên của trung tâm phải được sắp xếp theo trật tự sau: “Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo”, “Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng;
Ngoài ra, tên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
b, Học viên
– Học viên học tại trung tâm có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam. Như vậy Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có thể tiếp nhận được mọi học viên
c, Vốn đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ
Điều kiện về vốn đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ được chia thành 2 trường hợp, cụ thể:
– Trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ có xây dựng trụ sở thì vốn đầu tư tối thiểu là 20 triệu VNĐ/học viên (Không bao gồm chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.
– Trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ thuê trụ sở thì vốn đầu tư bằng 70% vốn điều lệ tối thiểu 20 triệu VNĐ/ học viên (Không bao gồm chi phí sử dụng đất).
d, Cơ sở, vật chất, thiết bị khi thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ
– Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;
– Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 2, 5 m2/học viên/ca học;
– Có văn phòng của Ban Giám đốc, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác;
– Có thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý.
Ngoài ra, trường hợp trung tâm đào tạo ngoại ngữ được phép thuê cơ sở vật chất ổn định theo chu kỳ thời gian ít nhất 05 năm.
e, Chương trình giáo dục của trung tâm đào tạo ngoại ngữ
– Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài có thể giảng dạy:
+ Các chương trình giáo dục Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ ngắn hạn của nước ngoài trong khuôn khổ các liên kết đào tạo với nước ngoài.
Tuy nhiên, Các chương trình giáo dục phải thể hiện mục tiêu giáo dục không xâm hại đến an toàn quốc gia và lợi ích công cộng, không truyền bá tôn giáo, không xuyên tạc lịch sử, không ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, đạo đức, phong tục tập quán của Việt Nam.
f, Về đội ngũ nhân sự của trung tâm đào tạo ngoại ngữ
– Cơ cấu tổ chức của trung tâm bao gồm:
+ Giám đốc
+ Phó giám đốc (nếu có).
+ Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Các hội đồng tư vấn (nếu có).
+ Tổ chức Đảng (nếu có) và các tổ chức đoàn thể.
g, Đội ngũ giáo viên trung tâm đào tạo ngoại ngữ
– Giáo viên của trung tâm đào tạo ngoại ngữ là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng trường hợp cụ thể), người nước ngoài;
– Giáo viên phải có bằng cao đẳng ngoại ngữ hoặc tương đương, có ngành đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy;
– Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau: Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên; hoặc có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp; hoặc Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.
– Tỉ lệ học viên trên một giáo viên là 25 học viên/giáo viên.
h, Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục ngoại ngữ
i, Về hình thức dạy học
– Hoạt động dạy học của trung tâm đào tạo ngoại ngữ được tổ chức linh hoạt theo hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến;
– Học viên được tổ chức học và quản lý theo lớp học. Mỗi lớp học có một cán bộ hoặc giáo viên theo dõi, quản lý.
k, Về thi, kiểm tra, đánh giá
– Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, trung tâm tổ chức thi, cấp chứng chỉ khi đủ Điều kiện về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ khác trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành.
l, Về điều kiện tuyển sinh
– Hằng năm, trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh và thông báo công khai các thông tin về khóa học gồm chương trình, tài liệu dạy học, mục tiêu chuẩn đầu ra, Điều kiện học tập, giáo viên, phương thức kiểm tra đánh giá, xác nhận kết quả học tập, thời gian khai giảng, học phí và các thông tin cần thiết khác.
– Đối với kế hoạch tuyển sinh các khóa học thiết kế theo nhu cầu riêng của người học, các thông tin về khóa học được trung tâm thống nhất với học viên và thông báo công khai trước thời điểm khai giảng khóa học.
m, Chứng chỉ, bằng cấp
– Trung tâm phải đăng ký mẫu chứng chỉ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được thừa nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
4. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thực hiện các thủ tục để thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ, các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (Giấy chứng nhận IRC/IC);
Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận ERC/BC);
Bước 3: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ.
4.1 Tiến hành Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài (Giấy chứng nhận IRC/IC)
a, Hồ sơ và tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài:
* Hồ sơ cần soạn thảo (mỗi loại tài liệu 01 bản để nộp và 01 bản để lưu)
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Đề xuất dự án đầu tư;
– Bản thuyết minh về năng lực tài chính của Nhà đầu tư (nếu tách ra khỏi đề xuất);
– Bản giải trình đáp ứng điều kiện đầu tư đối với Nhà đầu tư nước ngoài (nếu tách ra khỏi đề xuất);
– Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư (nếu ủy quyền).
* Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp (mỗi loại tài liệu 01 bản để nộp và 01 bản để lưu)
– Tài liệu chung: Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà);
– Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài
+ Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh/BC/ERC của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của Nhà đầu tư và Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư nước ngoài để chứng minh năng lực tài chính (nếu báo cáo tài chính ghi nhận các số liệu không tốt để chứng minh năng lực);
+ Bản dịch công chứng Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài;
– Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài
+ Bản dịch công chứng Hộ chiếu của nhà đầu tư;
+ Bản dịch công chứng bản Hợp pháp hóa lãnh sự Xác nhân số dư tài khoản Ngân hàng của Nhà đầu tư để chứng minh năng lực tài chính;
b, Tiến hành nộp hồ sơ thành lập dự án đầu tư thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ
– Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, nhà đầu tư tiến hành đến cơ quan quản lý nộp hồ sơ. Nơi nộp hồ sơ sẽ tùy thuộc vào địa bàn mà Trung tâm đào tạo ngoại ngữ đặt trụ sở chính, thông thường nơi nộp hồ sơ là Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi Trung tâm đào tạo ngoại ngữ đặt trụ sở chính.
c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư – IRC/IC)
– Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện sau:
+ Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
+ Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư được xác định trên cơ sở bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc bản sao hợp lệ thỏa thuận thuê địa điểm hoặc văn bản, tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
+ Dự án đầu tư phù hợp với các quy hoạch
+ Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua (nếu có), số lượng lao động sử dụng (nếu có);
+ Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
– Trường hợp hồ sơ cần bổ sung, nhà đầu tư bổ sung các nội dung mà cơ quan quản lý yêu cầu và nộp bổ sung lại
4.2 Tiến hành Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
a, Hồ sơ và tài liệu cần chuẩn bị để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lĩnh vực giáo dục đào tạo ngoại ngữ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
* Hồ sơ cần soạn thảo (mỗi loại tài liệu 01 bản vừa để nộp và để lưu)
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ Công ty;
– Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần);
– Danh sách người đại diện theo ủy quyền kèm theo văn bản ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp ủy quyền (đối với Nhà đầu tư là tổ chức).
– Giấy ủy quyền trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
* Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp (mỗi loại tài liệu 01 bản vừa để nộp và để lưu)
– Tài liệu chung:
+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có được khi hoàn thành Bước 1 (Giấy chứng nhận IRC/IC);
+ Bản sao chứng thực Căn cước công dân/chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam hoặc Bản dịch công chứng Hộ chiếu đối với người nước ngoài làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thành lập.
– Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là tổ chức
+ Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh/BC/ERC của nhà đầu tư nước ngoài;
+ Bản dịch công chứng Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật và người đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài
– Tài liệu riêng đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài
– Bản dịch công chứng Hộ chiếu chủ sở hữu/thành viên/cổ đông góp vốn (là những nhà đầu tư) thành lập doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài
b, Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty đào tạo ngoại ngữ
Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ, chúng ta tiến hành nộp hồ sơ online trên cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp với địa chỉ là https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – ERC/BC)
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4.3 Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm đào tạo ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ
a, Hồ sơ và tài liệu cần chuẩn bị để xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ hay nói cách khác là xin giấy phép con cho trung tâm đào tạo ngoại ngữ:
* Hồ sơ cần soạn thảo
– Đơn đăng ký hoạt động giáo dục;
* Tài liệu Nhà đầu tư cung cấp
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án (Bước 1);
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bước 2);
– Bản sao chứng thực Xác nhận tài khoản ngân hàng chứng minh nhà đầu tư đã góp đủ vốn để thành lập trung tâm ngoại ngữ;
– Chương trình, kế hoạch, tài liệu dạy học;
– Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng;
– Danh mục trang thiết bị vật chất của trung tâm ngoại ngữ;
– Phương án phòng cháy chữa cháy của trung tâm ngoại ngữ;
– Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy của trung tâm ngoại ngữ;
– Bản sao chứng thực Hợp đồng thuê địa điểm hoặc thỏa thuận nguyên tắc hợp đồng thuê địa điểm để thực hiện dự án. Kèm theo tài liệu này là bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của bên cho thuê địa điểm là tổ chức (có ngành nghề kinh doanh bất động sản); bản sao chứng thực Giấy phép xây dựng; bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với địa điểm thuê là nhà);
– Danh sách nhân sự và hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên
– Tài liệu đối với nhân sự là Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm:
Đối với nhân sự là người Việt Nam
|
Đối với nhân sự là người ngước ngoài
|
• Bản sao chứng thực Căn cước công dân của Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm;
• Bản gốc Giấy khám sức khỏe cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
• Bản chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học và Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
• Xác nhận kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
• Hợp đồng lao động.
|
• Bản dịch công chứng Hộ chiếu của Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm;
• Bản dịch công chứng lý lịch tư pháp (nếu văn bản nước ngoài) hoặc Bản sao chứng thực Lý lịch tư pháp tại Việt Nam;
• Bản gốc Giấy khám sức khỏe cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
• Bản dịch công chứng hợp pháp hóa lãnh sự Bằng tốt nghiệp đại học và Chứng chỉ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
• Xác nhận kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo;
• Bản sao chứng thực Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
• Hợp đồng lao động.
|
– Tài liệu đối với nhân sự là Giáo viên giảng dạy:
Đối với nhân sự là người Việt Nam
|
Đối với nhân sự là người ngước ngoài
|
• Bản sao chứng thực Căn cước công dân của Giáo viên giảng dạy;
• Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương);
• Bản gốc Giấy khám sức khỏe;
• Bản sao chứng thực Bằng Cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
• Hợp đồng lao động.
|
• Bản dịch công chứng Hộ chiếu;
• Bản dịch công chứng lý lịch tư pháp (nếu văn bản nước ngoài) hoặc Bản sao chứng thực Lý lịch tư pháp tại Việt Nam;
• Bản gốc Giấy khám sức khỏe;
• Bản dịch công chứng bản hợp pháp hóa lãnh sự Bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
• Bản sao chứng thực Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
• Hợp đồng lao động;
|
– Tài liệu đối với nhân sự là Nhân viên kế toán của trung tâm: Tương tự các tài liệu nhân sự là giáo viên, tuy nhiên bằng cấp được thay thế thành bằng cấp chuyên ngành kế toán
– Tài liệu đối với nhân sự là Nhân viên hành chính của trung tâm: Tương tự tài liệu nhân sự là giáo viên ngoại nhưng không yêu cầu bằng cấp
b, Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ
Sau khi chuẩn bị xong đầy đủ hồ sơ, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Sở giáo dục và đào tạo nơi đặt trụ sở
c, Thời gian giải quyết hồ sơ và nhận kết quả (Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ – giấy phép con hoạt động trung tâm ngoại ngữ)
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
– Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Trên đây là toàn bộ nội dung về quy trình, thủ tục thành lập Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được đầy đủ những thắc mắc của quý đọc giả.
Nếu còn nội dung nào quý đọc giả chưa hiểu rõ hoặc mong muốn sử dụng dịch vụ thành lập trung tâm ngoại ngữ, hãy liên hệ với taocongty.com để được tư vấn miễn phí.
Chi tiết bài viết: tại đây
Cannot connect to Ginger Check your internet connection
or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger