Quy trình soạn thảo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ đề   RSS   
  • #608548 02/02/2024

    Quy trình soạn thảo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường

    Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
     
    Theo đó hiện thay quy trình thực hiện soạn thảo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 18, 19 Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2024 có hiệu lực từ 29/01/2024 như sau:
     
    Thành phần Tổ soạn thảo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường
     
    Thành phần Tổ soạn thảo gồm:
     
    - Tổ trưởng Tổ soạn thảo là Lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo;
     
    - Thành viên Tổ soạn thảo gồm đại diện đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu chuyên môn về nội dung của dự thảo thông tư.
     
    + Trường hợp dự thảo thông tư do đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ chủ trì soạn thảo, Tổ phó Tổ soạn thảo là Lãnh đạo đơn vị được Bộ giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực.
     
    + Trường hợp dự thảo thông tư có quy định thủ tục hành chính, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm mời công chức thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ tham gia thành viên Tổ soạn thảo.
     
    + Trường hợp dự thảo thông tư quy định về quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm mời công chức thuộc Vụ Khoa học và Công nghệ tham gia thành viên Tổ soạn thảo.
     
    + Trường hợp dự thảo thông tư quy định về định mức, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm mời công chức thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính tham gia thành viên Tổ soạn thảo.
     
    + Trường hợp dự thảo thông tư quy định về cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm mời công chức thuộc Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường tham gia thành viên Tổ soạn thảo.
     
    + Trường hợp dự thảo thông tư quy định về nội dung liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm mời công chức thuộc Vụ Hợp tác quốc tế tham gia thành viên Tổ soạn thảo.
     
    + Trường hợp dự thảo Thông tư quy định về nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động, định biên, định mức lao động, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm mời công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ tham gia thành viên Tổ soạn thảo
     
    Quy trình tổ chức soạn thảo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường
     
    - Đối với thông tư quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo phải đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (nếu có); đánh giá tác động thủ tục hành chính đối với dự thảo thông tư được Luật giao có quy định thủ tục hành chính;
     
    - Tổ chức soạn thảo thông tư theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng. Kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về những nội dung quan trọng của dự thảo thông tư.
     
    Quy trình tổ chức lấy ý kiến
     
    - Đơn vị chủ trì soạn thảo trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định gửi lấy ý kiến đối với dự thảo thông tư (đối với thông tư phải xin ý kiến với các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ) và gửi về Văn phòng Bộ để đề nghị đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian ít nhất là 60 ngày. Hồ sơ xin ý kiến gồm văn bản gửi đăng tải; dự thảo Tờ trình Bộ trưởng về việc ban hành thông tư; dự thảo thông tư;
     
    - Dự thảo thông tư phải được lấy ý kiến của Bộ Tư pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp hoặc gửi dự thảo để góp ý; văn bản gửi xin ý kiến nêu rõ những vấn đề cần xin ý kiến phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến;
     
    - Khi được đơn vị chủ trì soạn thảo lấy ý kiến, các đơn vị trực thuộc Bộ có ý kiến đối với dự thảo thông tư theo quy định sau đây:
     
    + Đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước có trách nhiệm có ý kiến về nội dung chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao đối với dự thảo thông tư do đơn vị sự nghiệp chủ trì soạn thảo;
     
    + Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm có ý kiến đối với dự thảo thông tư quy định về quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật;
     
    + Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm có ý kiến đối với dự thảo thông tư quy định về định mức, định mức kinh tế - kỹ thuật;
     
    + Văn phòng Bộ có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung liên quan đến thủ tục hành chính trong dự thảo thông tư;
     
    + Vụ Hợp tác quốc tế có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung liên quan đến các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong dự thảo thông tư;
     
    + Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung liên quan chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động trong dự thảo thông tư;
     
    + Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường có trách nhiệm cho ý kiến về nội dung liên quan đến chuyển đổi số, cơ sở dữ liệu trong dự thảo thông tư;
     
    - Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo thông tư, ngoài các cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến quy định tại điểm b và điểm c khoản này, đơn vị chủ trì soạn thảo trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định gửi lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học có liên quan.
     
    Ngoài ra đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý; đồng thời tổng hợp số liệu, kết quả vào Tờ trình ban hành thông tư. Trường hợp còn có những vấn đề phức tạp, có ý kiến khác nhau thì báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiếp thu và chỉnh lý dự thảo. Nếu xét thấy cần thiết, đơn vị chủ trì soạn thảo có thể tiếp tục lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài Bộ.
     
    =>> Theo đó hiện nay quy trình soạn thảo thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo quy trình nêu trên.
     
    55 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận