Qua quan sát thực tiễn quy trình làm luật ở nước ta, tạm chia ra 17 công đoạn khi làm BLHS 2015 như sau:
1. QH chọn cơ quan soạn thảo dự luật (BLHS 2015 do Bộ Tư pháp soạn thảo);
2. Ban soạn thảo thành lập những tổ soạn thảo, các tổ này biên tập từng nội dung được giao;
3. Sau khi có đầy đủ dự thảo thì ban soạn thảo sẽ nghiệm thu;
4. Ban soạn thảo chủ trì việc lấy ý kiến các đoàn đại biểu QH và các ban ngành liên quan đến bộ luật;
5. Lấy ý kiến (có thể lấy nhiều lần và chú trọng vào các vấn đề còn có ý kiến khác nhau);
6. Ban soạn thảo họp để tiếp thu ý kiến của các nơi gửi về;
7. Ban soạn thảo chỉnh sửa dự thảo sau khi đã tiếp thu ý kiến trình Chính phủ;
8. Chính phủ trình dự thảo cho QH;
9. QH giao dự án luật cho các ủy ban chuyên môn (BLHS thì giao cho Ủy ban Tư pháp) thẩm định dự án luật;
10. Sau khi thẩm định, Ủy ban Tư pháp đưa dự án luật để UBTVQH cho ý kiến (có thể cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần);
11. Nếu thống nhất thì UBTVQH trình dự án luật ra QH;
12. QH thảo luận và cho ý kiến về dự án luật (nếu là đạo luật lớn thì QH có thể cho lấy ý kiến nhân dân);
13. Sau khi QH thảo luận, UBTVQH tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH;
14. UBTVQH trình lại cho QH;
15. QH thông qua tại kỳ họp (thông qua theo nguyên tắc: Từng điều một, một vài điều, một vấn đề và cuối cùng là thông qua toàn bộ);
16. Sau khi đại biểu bấm nút thì QH ban hành nghị quyết thi hành bộ luật;
17. Chủ tịch nước công bố BLHS 2015.
So sánh với luật hiện hành thì BLHS mới đồ sộ, chi tiết hơn rất nhiều. Nhưng càng chi tiết thì càng cần nhiều thời gian để rà soát, đối chiếu. Bởi đó không phải là tập hợp từng điều luật độc lập, riêng rẽ, mà chúng có liên hệ chặt chẽ, logic với nhau. Nhìn vào quy trình nêu trên, có thể thấy trách nhiệm của các chủ thể liên quan.