Sau sự ra đi đột ngột của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Quốc hội phải bầu người thay thế vị trí này. Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Dự kiến chiều hôm nay 22/10/2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Ngày mai 23/10/2018, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước.
Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch nước:
Theo Quy định 90-QĐ/TW, ngoài việc bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
- Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng;
- Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp;
- Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
- Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trong một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).
Trình tự bầu Chủ tịch nước:
Sau khi đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn, trình tự bầu Chủ tịch nước (10 bước) được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị quyết 102/2015/QH13, như sau:
Các bước
|
Nội dung
|
Bước 1
|
Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước
|
Bước 2
|
Đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước;
Người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử
|
Bước 3
|
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan
|
Bước 4
|
Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội;
Trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử
|
Bước 5
|
Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước
|
Bước 6
|
Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu
|
Bước 7
|
Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín
|
Bước 8
|
Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết
|
Bước 9
|
Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước
|
Bước 10
|
Chủ tịch nước tuyên thệ
|
Trên đây là quy trình bầu Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 22/10/2018 10:23:24 SA
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!