Quy tình bảo lãnh thanh toán diễn ra như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #604943 23/08/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Quy tình bảo lãnh thanh toán diễn ra như thế nào?

    Thủ tục thanh toán là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong các hợp đồng thương mại quốc gia và quốc tế.
     
    Để đảm bảo quá trình thanh toán được thực hiện theo đúng cam kết các trên thường sử dụng hình thức bảo lãnh thanh toán. 
     
    Vậy quy tình bảo lãnh thanh toán diễn ra như thế nào?
     
    Bảo lãnh thanh toán là gì?
     
    Căn cứ tại Điều 335 trong Bộ Luật dân sự 2015: “Bảo lãnh là việc của người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận lãnh đạo) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có quyền”. Nghĩa vụ (bên được lãnh đạo), nếu đến thời hạn mà bên được lãnh đạo không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
     
    Có rất nhiều hình thức bảo lãnh xuất hiện trong hợp đồng thương mại: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh hành chính,….
     
    Theo đó, bảo lãnh thanh toán là một cam kết bằng văn bản được phát hành bởi bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng, đủ nghĩa nhiệm vụ thanh toán khi đến hạn.
     
    Trong đó:
     
    Bên bảo lãnh: là bên thứ 3, đại diện tài chính cho bên được bảo lãnh, thường là Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước.
     
    Bên được bảo lãnh: người yêu cầu mở lãnh đạo thanh toán, là bên có trách nhiệm thanh toán được quy định trong hợp đồng. Thông thường là bên thuê dịch vụ, người mua hàng,….
     
    Bên nhận bảo lãnh: người chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định trên hợp đồng. Thường là bên cung cấp dịch vụ, bên bán,…
     
    Quy định của pháp luật về bảo lãnh thanh toán
     
    Bảo lãnh thanh toán cũng như các loại bảo lãnh khác đều có quy định chung như sau:
     
    - Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên mà bên bảo lãnh sẽ đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán một phần hoặc thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng cho bên được bảo lãnh.
     
    - Bảo lãnh thanh toán sẽ chỉ giới hạn số tiền được nêu rõ trên chứng thư bảo lãnh thanh toán, chứ không giới hạn phạm vi khoản tiền sẽ chi trả. Nghĩa là, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh với giá trị tối đa được ghi rõ trên chứng thư, bất kể đó là tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường,….
     
    - Bảo lãnh thanh toán có thể sử dụng bằng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc tiền mặt. Việc này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
     
    - Trong trường hợp, người được bảo lãnh chết hoặc tổ chức được bảo lãnh phá sản thì bảo lãnh thanh toán sẽ không còn giá trị trong tương lai.
     
    Quy trình bảo lãnh thanh toán diễn ra như thế nào?
     
    Để thực hiện bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ nhằm đảm bảo cho công tác quản lý, kiểm tra, phê duyệt của cơ quan thẩm quyền. Các quy trình bảo lãnh để thanh toán qua các ngân hàng bao gồm các bước sau:
     
    Bước 1: Phát sinh yêu cầu về việc cung cấp bảo lãnh thanh toán của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
     
    Bước 2: Bên được bảo lãnh sẽ cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh cho ngân hàng. Bộ hồ sơ mở bảo lãnh về cơ bản gồm:
     
    + Đơn đề nghị mở bảo lãnh
     
    + Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
     
    + Hồ sơ tài chính, tài sản đảm bảo
     
    + Hợp đồng thương mại
     
    Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định bộ hồ sơ được khách hàng cung cấp dựa trên các yếu tố:
     
    – Tính khả thi của dự án
     
    – Tính pháp lý
     
    – Năng lực thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh
     
    – Tài sản đảm bảo
     
    – Tình hình tài chính của bên được bảo lãnh
     
    Nếu bên được bảo lãnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng theo các tiêu chí nêu trên, ngân hàng sẽ tiến hành mở bảo lãnh thanh toán đối với Hợp đồng thương mại đã được ký kết đó.
     
    Bước 4: Ngân hàng cung cấp thư bảo lãnh và hợp đồng thỏa thuận mở bảo lãnh giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh (tách biệt hoàn toàn với hợp đồng thương mại)
     
    Bước 5: Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi nhận được bộ hồ sơ yêu cầu thanh toán từ phía bên nhận bảo lãnh.
     
    Bước 6: Ngân hàng thông báo bên được bảo lãnh hoàn tất nghĩa vụ thanh toán (trả gốc, lãi, các khoản phí phát sinh)
     
    17292 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận