1. Vấn đề ra quyết định sa thải:
Để áp dụng hình thức sa thải thì cần phải đáp ứng đủ các điều kiện:
- Người lao động vi phạm một trong các hành vi tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012;
- Trong nội quy của doanh nghiệp có quy định hành vi đó áp dụng hình thức kỷ luật sa thải;
- Tuân thủ quy định xử lý kỷ luật lao động theo Điều 123 Bộ luật lao động và Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP.
Vi phạm một trong 3 điều trên thì quyết định sa thải sẽ không đúng quy định pháp luật, nếu có tranh chấp thì pháp luật cũng sẽ không công nhận.
Theo đó, tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 và khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP:
"Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
...
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
...
Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc
...
2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:
a) Do thiên tai, hỏa hoạn;
b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."
=> Như vậy, căn cứ các quy định trên nếu trong nội quy công ty có quy định về hành vi tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong vòng 01 tháng không có lý do chính đáng sẽ áp dụng biện pháp sa thải kết hợp cùng Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp có quyền áp dụng hình thức kỷ luật là sa thải.
2. Về phần tiền lương chưa nhận: Công ty có trách nhiệm chi trả tiền lương cho những ngày công nhân đó đã làm việc, và thông báo cho công nhân đó tới nhận.