Vi phạm hành chính thì lập biên bản, tùy từng trường hợp một. Tuy nhiên. nếu trường hợp vi phạm xảy ra khác địa bàn của mình quản lý thì liệu công an, người có thẩm quyền có được biên bản vi phạm hành chính hay không, thực tế có chỗ có, có chỗ không.
- Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.
- Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền;
- Trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện và các trường hợp cần thiết khác, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thể lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc.
- Biên bản làm việc quy định tại các điểm a và b khoản này là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính;
Người chưa thành niên vi phạm thì biên bản vi phạm hành chính có bắt buộc có chữ ký cha, mẹ?
Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- ...
- Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);
Thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ liệu có bắt buộc phải lập nhiều biên bản vi phạm hành chính?
Hiện tại thì tùy từng trường hợp, quy định cụ thể về số lượng mà một cá nhân tổ chức hay nhiều cá nhân tổ chức và áp dụng việc lập biên bản vi phạm hành chính khác nhau.
Lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm;
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính đối với từng cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác nhau, thì người có thẩm quyền phải ghi rõ giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của từng cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức;
- Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm và từng lần vi phạm.
Như vậy, đối với hành vi vi phạm người chưa thành niên luôn được pháp luật bảo vệ về quyền của họ và một trong những nội dung câu hỏi đặt ra là khi những đối tượng này vi phạm thì có bắt buộc phải có ý kiến ban phụ huynh, câu trả lời là không bắt buộc, nhưng nếu có mặt thì vẫn được lấy ý kiến trong biên bản.
Còn đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền.