Quy định về ủy quyền trong trong liên danh tham gia dự thầu

Chủ đề   RSS   
  • #498161 30/07/2018

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2033)
    Số điểm: 14971
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 323 lần


    Quy định về ủy quyền trong trong liên danh tham gia dự thầu

    Cho mình hỏi Công ty mình liên danh với 2 công ty khác để làm hồ sơ dự thầu, Công ty mình đứng đầu liên danh và % công việc là nhiều nhất. Bên mình chuẩn bị ký hợp đồng với Chủ đầu tư, nhưng có 1 nhà thầu có % ít nhất xin rút và ủy quyền lại cho bên mình thi công. Vậy bên mình phải làm thủ tục như thế nào để hợp pháp khi đi vào ký hợp đồng chỉ còn 2 nhà nữa? Văn bản ủy quyền của bên xin rút không thi công sang cho bên mình có cần phải qua văn phòng công chứng không?

     
    4508 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498166   30/07/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Bản chất của việc liên danh trong đấu thầu vì một thành viên không đủ năng lực đảm nhận gói thầu mà năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.
     
    Pháp luật không có quy định về ủy quyền thi công giữa các thành viên trong liên danh, trường hợp một thành viên rút khỏi gói thầu thì khi thương thảo hợp đồng với chủ đầu tư, công ty có thể thương thảo về vấn đề sẽ đảm nhận thay công việc của nhà thầu thành viên đã rút (với điều kiện công ty phải có năng lực đảm bảo thực hiện được phần công việc của bên rút).
     
    Trường hợp công ty không đảm bảo năng lực để thực hiện phần công việc của bên kia thì gói thầu sẽ chuyển cho nhà thầu kế tiếp hoặc đấu thầu lại (trường hợp không có nhà thầu kế tiếp đáp ứng được) và nhà thầu liên danh sẽ bị mất bảo đảm dự thầu.
     
    Khoản 6, 8 Điều 11 Luật đấu thầu 2013 quy định:
     
    "Điều 11. Bảo đảm dự thầu 
     
    6. Trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.
     
    ...
     
    8. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;[...]"
     
    Báo quản trị |