Quy định về tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #604316 27/07/2023

    Quy định về tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp như thế nào?

    Tại doanh nghiệp những đối tượng nào cần phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Thời gian huấn luyện như thế nào và người tổ chức huấn luyện có phải đáp ứng điều kiện gì không?
     
    Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

    Căn cứ Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP các đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động bao gồm:
     
    Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
     
    Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
     
    Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
     
    Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
     
    Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
     
    Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
     
    Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
     
    Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
     
    Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
     
    Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
     
    Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
     
    Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
     
    Tiêu chuẩn của người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
     
    Căn cứ Điều 22 Nghị định 140/2018/NĐ-CP người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng điều kiện sau
     
    - Huấn luyện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
     
    Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động;
     
    Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
     
    - Huấn luyện nội dung nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động và nội dung kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
     
    Người có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
     
    Người có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
     
    Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc trường hợp nêu trên và có ít nhất 05 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động.
     
    - Huấn luyện nội dung lý thuyết chuyên ngành:
     
    Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
     
    Người có trình độ cao đẳng có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.
     
    - Huấn luyện thực hành:
     
    Huấn luyện thực hành nhóm 2: Người có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;
     
    Huấn luyện thực hành nhóm 3: Người có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;
     
    Huấn luyện thực hành nhóm 4: Người có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;
     
    Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: Người có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;
     
    Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc an toàn, vệ sinh lao động;
     
    =>> Như vậy, đối với người lao động tại công ty tùy vào công việc đảm nhiệm mà trước khi làm việc phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Theo đó, người huấn luyện cho người lao động phải đạt trình độ nhất định mới được tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Việc này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người lao động mà còn đảm bảo cho người lao động nắm được thông tin cần thiết về công việc và những vấn đề cần phải quan tâm để tránh xảy ra tai nạn lao động.
     
     
    145 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận