Quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động liệu có hợp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #593378 31/10/2022

    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    Quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động liệu có hợp lý?

    Quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động liệu có hợp lý?

    - Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là khoảng thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, người sử dụng lao động không được kỷ luật lao động đối với người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    - Theo Điều 123 Bộ luật Lao động 2019 thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

    + Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

    + Trường hợp khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật lao động bao gồm thời gian người lao động i) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; ii) Đang bị tạm giữ, tạm giam; iii) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động, hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong NQLĐ; iv) người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

    - Theo quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật trên, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp rất khó để xác định thời điểm xảy ra hành vi vi phạm như các hành vi vi phạm về tài chính, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

    Khi người sử dụng lao động không phát hiện ra hành vi vi phạm trong thời hiệu xử lý kỷ luật hoặc phát hiện không kịp thời để xử lý kỷ luật trong thời hiệu, dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động không bảo vệ được tài sản, lợi ích, không duy trì được trật tự, nên nếp, quyền quản lý lao động không được thực thi.

    Mặt khác, một số người lao động không trung thực có thể lợi dụng quy định về cách tính thời hiệu này để che dấu hành vi vi phạm của mình, từ đó có thể dẫn đến tình trạng nhiều người lao động khác “học hỏi” cách lợi dụng quy định này. Hoặc dẫn đến sự không công bằng giữa người lao động trung thực về hành vi vi phạm của mình và người lao động không trung thực che dấu hành vi vi phạm của mình.

    Mời bạn đọc cho ý kiến về cách xác định thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hiện nay theo Bộ luật Lao động 2019

     
    363 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595100   30/11/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (491)
    Số điểm: 4774
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 80 lần


    Quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động liệu có hợp lý?

    Cảm ơn chia sẻ từ bạn. Theo đánh giá của bản thân mình thì mình thấy quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật như vậy là đã hợp lý. Không quá ngắn cũng không quá dài, thời gia phù hợp để xử lý ngày cả trong trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ để điều tra, kết luận tội phạm hay xác định hành vi vi phạm thì thời hạn tối đa của việc tạm giam tạm giữ cũng không thể vượt quá được thời hiệu xử lý kỷ luật. 

     
    Báo quản trị |