Đối với nội dung này, chúng ta kiểm tra quy định tại khoản 5 Điều 24 của Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công:
"5. Hội đồng đấu giá tài sản công gồm ba thành viên trở lên. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này hoặc người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật".
Như vậy, Hội đồng đấu giá tài sản công gồm ba thành viên trở lên. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản hoặc người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.
Quy định chung về thủ tục thành lập, các nguyên tắc thành lập, Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản chúng ta kiểm tra quy định từ Điều 60 đến Điều 63 của Luật đấu giá tài sản 2016.
"Điều 60. Thành lập Hội đồng đấu giá tài sản
1. Người có tài sản đấu giá mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản để đấu giá tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Luật quy định việc đấu giá tài sản do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
b) Không lựa chọn được tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội đồng.
3. Hội đồng đấu giá tài sản gồm ba thành viên trở lên; Chủ tịch Hội đồng là người có tài sản đấu giá hoặc người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. Hội đồng đấu giá tài sản có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
..."