Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #604247 25/07/2023

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn

    Ly hôn không phải là điều các bên mong muốn nhưng có nhiều lý do dẫn đến việc ly hôn. Vậy khi chấm dứt quan hệ hôn nhân thì quyền, nghĩa vụ các các bên như thế nào đối với con cái?

    Xác định người nuôi con khi ly hôn

    Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia thì thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc xác định người nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó:

    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Việc chứng minh điều kiện nuôi con về kinh tế, tinh thần như:

    - Về điều kiện kinh tế: Chứng minh thu nhập hàng tháng, có tài sản, nơi ở ổn định… để tạo điều kiện cho con sinh hoạt, học tập, vui chơi…

    - Về điều kiện tinh thần: Chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con; chứng minh luôn phải đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con.

    Ngoài ra, cũng có thể chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con như: Thường xuyên có hành vi bạo lực, không có thời gian chăm lo con hay chứng minh về thu nhập, tài sản nơi ở không đảm bảo để nuôi con...

    Có được cấm đoán cha/mẹ đến thăm con không?

    Tại Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có nêu về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:

    - Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    - Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Như vậy, người trực tiếp nuôi con và các thành viên trong gia đình không được phép cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Trong trường hợp mà cố tính ngăn cản việc thăm nom chăm sóc con thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

     
    658 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận