Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #492813 29/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn

    Quyên nuôi con là một trong những vấn đề gây ra nhiều tranh chấp giữa các cặp vợ chông khi ly hôn. Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quy định về quyền nuôi con khi ly hôn cụ thể như sau:

    1. Căn cứ giành quyền nuôi con

    Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định

    "Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Như vậy, về nguyên tắc, quyền nuôi con, quyền và nghĩa vụ của các bên đối với con sau khi ly hôn do vợ cồng thỏa thuận

    Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ theo các nguyên tắc sau:

    - Tòa án quyết định giao cho một bên nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Trường hợp này sẽ xem xét về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần có đáp ứng đầy đủ cho việc nuôi con:

    + Điều kiện về vật chất, bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha, mẹ

    + Điều kiện về tinh thần, bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; sự yêu thương, tình cảm đối với con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha, mẹ

    - Nếu con đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con mong muốn ở cùng cha hay mẹ

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăn sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con

    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con:

    Các yếu tố được coi là bất lợi đối với vợ hoặc chồng khi giành quyền nuôi con khi ly hôn:

    -Ngoại tình là một căn cứ bất lợi khi Tòa án giải quyết sẽ giao con cho bên nào nuôi dưỡng

    - Những thói hư tật xấu nhue rượu bia, cờ bạc,..hoặc thời gian bị hạn chế là một yếu tố gây trở ngại cho việc giành quyền nuôi con

    3. Quyền thăm nom và nghĩa vụ cấp dưỡng

    Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định như sau:

    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    4. Tuy nhiên quyền nuôi con có thể bị thay đổi trong các trường hợp sau:

    - Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    - Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

     
    2918 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận