Quy định về kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

Chủ đề   RSS   
  • #614190 18/07/2024

    dali_2501

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/11/2023
    Tổng số bài viết (95)
    Số điểm: 823
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Quy định về kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

    Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành phải phù hợp với các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thanh tra, với tính chất, đặc điểm về ngành, lĩnh vực quản lý, bài viết sau cung cấp thông tin về nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến chức năng thanh tra chuyên ngành

     

    Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành 

    Căn cứ quy định tại Điều 40 Nghị định 03/2024/NĐ-CP thì việc thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trách nhiệm của đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra và việc xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định 43/2023/NĐ-CPNghị định 03/2024/NĐ-CP.

    Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

    Căn cứ tại Điều 41 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:

    - Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có văn bản tổ chức thực hiện nội dung của kết luận thanh tra trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra. Văn bản tổ chức thực hiện có các nội dung sau đây:

    + Xử lý hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế;

    + Xử lý hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;

    + Áp dụng hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.

    - Văn bản chỉ đạo việc thực hiện nội dung kết luận thanh tra và kết quả thực hiện kết luận thanh tra phải được gửi cho Chánh Thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

    - Khi chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra trình phương án khắc phục sai phạm về kinh tế và xem xét, phê duyệt phương án khắc phục sai phạm để bảo đảm thu hồi triệt để tiền và tài sản nhà nước, tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh.

    Theo đó, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có các trách nhiệm như trên trong việc thanh tra và thực hiện kết luận thanh tra.

    Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra như sau:

    - Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, công khai việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý kịp thời vấn đề phát sinh.

    - Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan thanh tra của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

    Theo đó, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra sẽ được thực hiện căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

    Như vậy, việc thanh tra chuyên ngành được giao cho thủ trưởng, cơ quan quản lý có thẩm quyền thanh tra góp phần phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật.

     
    178 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận