Việc minh bạch hóa tài sản, thu nhập của những người làm việc tại cơ quan nhà nước là điều cần thiết và càng quan trọng hơn khi người đó có tham gia hoạt động chính trị.
Mới đây, theo Quy định 85-QĐ/TW ngày 23/05/2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì những cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ phải thực hiện kê khai tài sản khi:
- Có kế họach, yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền\
- Kiến nghị, phản ánh, tố cáo có căn cứ về việc kê khai tài sản không trung thực
- Cán bộ có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai tài sản.
Nội dung kê khai bao gồm:
- Thực hiện các quy định về kê khai tài sản, biến động tài sản hằng năm thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của cán bộ thuộc đối tượng kiểm tra, giám sát, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên.
- Giải trình về biến động tài sản và nguồn gốc của tài sản tăng thêm.
Các hành vi bị xem là vi phạm kê khai tài sản
- Không kê khai, kê khai không trung thực, kê khai không đúng quy định
- Không giải trình hoặc giải trình không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời theo quy định và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về biến động tài sản và nguồn gốc tài sản tăng thêm.
- Đối với đối tượng kiểm tra, giám sát và các cơ quan tổ chức có liên quan: Không chấp hành yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, sửa chữa, bổ sung, giả mạo hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản, biến động tài sản và nguồn gốc tài sản của bản thân và gia đình, gây áp lực, mua chuộc tổ chức, cá nhân đang thực hiện công tác kiểm tra, gáim sát việc kê khai tài sản; cung cấp thông tin, tài liệu nhằm làm sai lệch kết quả giám sát, kết luận kiểm tra và kê khai tài sản.
- Đối với chủ thể kiểm tra, giám sát: Làm lộ thông tin về tài sản của đối tượng kiểm tra, giám sát, làm sai lệch hồ sơ kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, nhận xét, kết luận thiếu căn cứ, không khách quan trong quá trình kiểm tra, giám sát.
Việc xử lý vi phạm sẽ thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước.