Quy định về hình ảnh trẻ em không được xuất hiện trên các loại quảng cáo

Chủ đề   RSS   
  • #605578 22/09/2023

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (397)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    Quy định về hình ảnh trẻ em không được xuất hiện trên các loại quảng cáo

    Trẻ em có bị giới hạn trong các loại quảng cáo nào hay không? Có được quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi hay không? 

    1. Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo

    Theo Điều 10 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định về bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo. 

    - Các nội dung không được thể hiện trong quảng cáo nhắm đến đối tượng trẻ em bao gồm:

    + Chứa các nội dung có thể gây hại về mặt thể chất, tinh thần, tâm lý hoặc đạo đức;

    + Khai thác sự ngây thơ hoặc cả tin của trẻ em với mục đích dụ dỗ trẻ em mua sản phẩm, dịch vụ hoặc ép buộc cha mẹ phải mua sản phẩm, dịch vụ;

    + Làm trẻ em mất tự tin về dáng vóc, tính cách, năng lực hiện tại; khuyến khích trẻ em sử dụng lời nói hoặc cách diễn đạt làm cản trở sự phát triển ngôn ngữ và tính cách;

    + Chứa các nội dung khiếm nhã thể hiện tính yếu đuối, những cảnh mô tả hành vi tàn nhẫn về thể chất và tinh thần, các hành vi bạo lực hoặc đáng bị chỉ trích theo cách khiến trẻ em hiểu và thực hiện các hành vi đó như hành vi thông thường được xã hội chấp nhận;

    + Mô tả các hành động bạo lực hoặc cổ vũ tính bạo lực, có hàm ý để trẻ em hiểu rằng bạo lực là phương thức để giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

    - Không sử dụng hình ảnh trẻ em trong các quảng cáo liên quan đến cá cược, đánh bạc, hoặc các trò chơi may rủi.

    - Không sử dụng nhãn hiệu, lô-gô hoặc tên thương hiệu của các đồ uống có cồn và thuốc lá trên quần áo, đồ dùng, đồ chơi và các sản phẩm khác dành cho trẻ em.

    - Không thể hiện các nội dung mang tính khuyến khích trẻ em tự sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ khi không có sự giám sát của người lớn, ngoại trừ quảng cáo cho quần áo, đồ dùng, đồ chơi được thiết kế, sản xuất riêng cho trẻ em.

    => Theo đó, có quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 là không sử dụng hình ảnh trẻ em trong các quảng cáo liên quan đến cá cược, đánh bạc, hoặc các trò chơi may rủi.

    2. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

    Tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo bao gồm:

    - Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    - Thuốc lá.

    - Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

    - Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

    - Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

    - Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

    - Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

    - Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

    => Theo đó, quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo.

    3. Đảm bảo các yêu cầu khi quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ

    Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định: 

    Việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

    - Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";

    - Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”; phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định 100/2014/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật về quảng cáo và an toàn thực phẩm.

    Như vậy, trong hoạt động quảng cáo không sử dụng hình ảnh trẻ em trong các quảng cáo liên quan đến cá cược, đánh bạc, hoặc các trò chơi may rủi. Đối với ngưỡng tuổi cho trẻ em xuất hiện trong quảng cáo, hiện tại chưa có văn bản quy định về nội dung này do đó sẽ không có hạn chế về ngưỡng tuổi cho trẻ em xuất hiện trong quảng cáo. 

    Đối với sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi vẫn được quảng cáo nhưng sẽ không được quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, khi quảng cáo phải nêu đầy đủ các nội dung theo quy định.

     
    349 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận