Quy định về Giấy phép lái tàu hỏa hiện nay?

Chủ đề   RSS   
  • #605444 15/09/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (436)
    Số điểm: 3335
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Quy định về Giấy phép lái tàu hỏa hiện nay?

    Hiện nay, hoạt động giao thông đường sắt rất phát triển, các chuyến tàu hỏa vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày một nhiều. Vậy những người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt phải có giấy phép gì?

     

    Giấy phép lái tàu hỏa hiện nay được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 36 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:

    - Giấy phép lái tàu được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt 2017.

    - Người được cấp giấy phép lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu.

    - Người được cấp giấy phép lái tàu phải có các điều kiện sau đây:

    + Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe;

    + Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp;

    + Có thời gian làm phụ lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

    + Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu.

    - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu.

    Như vậy, Giấy phép lái tàu được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt, đảm bảo độ tuổi, và đảm bảo một số điều kiện về người điều khiển tàu.

    Các loại giấy phép lái tàu theo quy định hiện nay?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

    - Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng bao gồm các loại sau:

    + Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);

    + Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);

    + Giấy phép lái đầu máy hơi nước;

    + Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng.

    - Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:

    + Giấy phép lái tàu điện (dùng cho cả lái đầu máy điện);

    + Giấy phép lái đầu máy diesel;

    + Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng;

    + Giấy phép lái tàu nêu tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản này cấp cho lái tàu là người nước ngoài.

    - Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGTVT

    - Sử dụng giấy phép lái tàu:

    + Nhân viên lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;

    + Nhân viên lái tàu trên đường sắt quốc gia được phép lái phương tiện tương ứng trên đường sắt chuyên dùng. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với những lái tàu này

    + Nhân viên lái tàu không lái tàu theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh này thì phải thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 30, Điều 32 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT.

    Như vậy, có rất nhiều loại Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng tùy thuộc vào mục đích khác nhau mà người điều khiển sẽ được cấp loại giấy phép tương ứng.

    Cơ quan nào sẽ thực hiện cấp Giấy phép lái tàu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT quy định như sau:

    - Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, trừ quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT.

    - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGTVT tổ chức sát hạch, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng theo quy định tại Thông tư 15/2023/TT-BGTVT.

    Như vậy, quy định hiện tại nói rằng cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái tàu đó là Cục Đường sắt Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy thuộc vào thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình sẽ thực hiện việc cấp Giấy phép này.

    Từ những quy định nêu trên, người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt sẽ được cấp giấy phép lái tàu nếu thỏa mãn các điều kiện theo luật định.  

     
     
    140 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận