Theo mình để hạn chế vẫn nạn cờ bạc đạt hiệu qủa cao, Nhà nước ta nên ban hành các chế định pháp luật dựa trên chính những nguyên nhân nó bắt nguồn, nguyên nhân mà nó vẫn tồn tại và ngày càng phát triển, như một vài nguyên nhân sau:
+ Do tác động tình hình kinh tế, xã hội còn khó khăn, một số người không có việc làm, một số người khác lười lao động, một số do hám lợi nên lao vào đánh bạc. Nhận thức của một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế, chưa thấy được hết hậu quả, tác hại của việc đánh bạc
+ Một số đơn vị, cơ quan, ban, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn đánh bạc cũng như công tác quản lý, phòng ngừa sai phạm trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động. Một số đơn vị, địa phương còn có sự cả nể, thiếu cương quyết trong việc xử lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động vi phạm.
+ Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm đánh bạc ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có nhiều thủ đoạn đối phó với cơ quan chức năng như: xây dựng nhà kiên cố để đánh bạc; tổ chức đánh bạc lưu động; sử dụng công nghệ thông tin, mạng Internet để đánh bạc; đánh bạc dưới dạng “tiền hơi”, “tiền ảo” qua tài khoản trên mạng Internet; khi bị bắt giữ, các đối tượng đánh bạc luôn tìm cách khai báo quanh co, không khai báo hoặc khai báo không đúng số tiền sử dụng để đánh bạc… gây nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh của lực lượng Công an.
+ Mức hình phạt đối với tội phạm đánh bạc nhìn chung còn thấp và có nhiều hình thức xử lý khác nhau trong một khung hình phạt như tù giam, tù treo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền… nên tính răn đe tội phạm chưa cao.
+ Xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, tệ nạn cờ bạc phát sinh trong xã hội và có tính lịch sử, tồn tại từ lâu đời. Vì vậy, tâm lý coi cờ bạc không phải là một hành vi xấu đến mức con người phải xa lánh. Sự xuất hiện của cờ bạc luôn gắn liền với ý muốn hưởng thụ, nhu cầu giải trí của con người. Khi những ý muốn hưởng thụ này không đúng chuẩn mực, không phù hợp với điều kiện thực tế, con người dễ bị sa đà vào tệ nạn xã hội. Họ cho rằng, có chơi một chút, mất một ít tiền thì coi như không mất gì cả. Đầu tiên là trò giải trí, để trò giải trí này hay hơn, hấp dẫn hơn, họ dùng tiền - vật chất để tính toán với nhau. Lúc đầu còn ít, sau càng đánh càng mất, càng mất càng cay cú, càng cay cú càng ham gỡ. Dần dần sự ham chơi giải trí đã biến thành nỗi đam mê, các con bạc sát phạt lẫn nhau một cách không tương tiếc.
Cập nhật bởi changciu47 ngày 08/09/2017 12:32:42 CH