Quy định về án phí và tạm ứng án phí trong vụ án hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #608264 19/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Quy định về án phí và tạm ứng án phí trong vụ án hành chính

    Vụ án hành chính là vụ án phát sinh do cá nhân hay tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Vậy, án phí trong tranh chấp vụ án hành chính được quy định ra sao?
     
     
    1. Có bao nhiêu loại án phí trong vụ án hành chính?
     
    Căn cứ Điều 30 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định 04 loại án phí trong vụ án hành chính bao gồm:
     
    - Án phí hành chính sơ thẩm.
     
    - Án phí hành chính phúc thẩm.
     
    - Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
     
    - Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.
     
    2. Ai có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính?
     
    Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính được thực hiện như sau:
     
    - Người khởi kiện vụ án hành chính, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
     
    - Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
     
    - Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
     
    Theo đó, người khởi kiện vụ án hành chính, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính.
     
     
    3. Ai có nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính?
     
    Tại Điều 32 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính được thực hiện như sau: 
     
    - Đương sự phải chịu án phí hành chính sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp tiền án phí hoặc không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.
     
    - Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và người lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh, sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân bị khiếu kiện phải chịu, án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
     
    - Trường hợp người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
     
    - Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm.
     
    - Trong vụ án có đương sự được miễn nộp tiền án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp tiền án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
     
    - Người có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật thì phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
     
    - Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này.
     
    Từ quy định trên án phí sơ thẩm trong vụ án hành chính sẽ do đương sự phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
     
    4. Ai có nghĩa vụ phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính?
     
    Theo Điều 33 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính được quy định như sau:
     
    - Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
     
    - Các đương sự trong vụ án hành chính kháng cáo về bồi thường thiệt hại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
     
    Theo đó, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm, đồng thời các đương sự trong vụ án hành chính kháng cáo về bồi thường thiệt hại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
     
    5. Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính
     
    Đối tượng chịu nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hành chính được quy định như sau:
     
    - Đương sự kháng cáo phải nộp tiền án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
     
    - Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 348 Luật tố tụng hành chính 2015 và Điều 32 của Nghị quyết này.
     
    - Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp tiền án phí được xác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.
     
    - Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí hành chính phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí hành chính phúc thẩm.
     
    - Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được các đương sự khác đồng ý thì đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
     
    - Người kháng cáo phần quyết định về bồi thường thiệt hại của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 29 của Nghị quyết này.
     
    - Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.
     
    - Trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì tiền tạm ứng án phí được sung vào công quỹ nhà nước.
     
    273 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (12/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận