Quy định pháp luật về thời hiệu và thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?

Chủ đề   RSS   
  • #615259 15/08/2024

    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Quy định pháp luật về thời hiệu và thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự?

    Quy định pháp luật về thời hiệu, các loại thời hiệu, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?

    Thời hiệu và các loại thời hiệu?

    Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”.

    Thời hiệu được áp dụng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan. Một số ví dụ về thời hiệu sau đây:

    - Thời hiệu giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự là 03 năm theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015;

    - Thời hiệu chia di sản thừa kế bất động sản là 30 năm; Chia di sản thừa kế động sản là 10 năm; Xác nhận hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm; Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015;

    - Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 03 năm theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015;

    - Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại là 02 năm theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005;

    [...]

    Các loại thời hiệu được quy định tại Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    - Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

    - Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

    - Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    - Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

    Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện?

    Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

    - Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

    - Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

    - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

    +) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;

    +) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

     
    76 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận