Quy định người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân

Chủ đề   RSS   
  • #609956 27/03/2024

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Quy định người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân

    Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay quy định như thế nào?

    Xác định người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân

    Tại Điều 4 Nghị định 16/2024/NĐ-CP thì người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm:

    - Đối tượng phải có giấy phép hành nghề:

    + Bác sỹ;

    + Y sỹ;

    + Điều dưỡng;

    + Hộ sinh;

    + Kỹ thuật y;

    + Dinh dưỡng lâm sàng;

    + Cấp cứu viên ngoại viện;

    + Tâm lý lâm sàng;

    + Lương y;

    + Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

    - Y tá thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được tham gia vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần giấy phép hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

    * Hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm:

    - Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, phân viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện);

    - Bệnh xá, đội điều trị, tàu vận tải kiêm quân y, tàu quân y, trung tâm nghiên cứu có giường bệnh, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh, trung tâm y tế có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh xá);

    - Phòng khám đa khoa của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, phòng khám quân - dân y (sau đây gọi chung là phòng khám đa khoa);

    - Phòng khám chuyên khoa, phòng khám bác sỹ y khoa, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng, phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp của cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa);

    - Tổ quân y, tổ y tế của cơ quan, đơn vị;

    - Quân y, y tế cơ quan, đơn vị; phòng khám có người chịu trách nhiệm chuyên môn với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa.

    Theo đó, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định nêu trên.

    Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang có thời hạn bao lâu?

    Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 16/2024/NĐ-CP thì Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

    - Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là bản giấy cứng hoặc bản điện tử theo mẫu chung của Bộ Y tế. 

    - Số giấy phép hành nghề phải bảo đảm tính liên tục, không trùng lặp trong quá trình cấp và mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;

    Việc quản lý hồ sơ, giấy phép hành nghề như sau:

    - Giấy phép hành nghề của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân công nhân viên công an trong biên chế do cá nhân tự quản lý;

    - Giấy phép hành nghề của hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân và lao động hợp đồng do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý;

    - Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề do Cơ quan được giao quản lý về y tế quản lý theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật về bảo vệ bí mật của nhà nước.

    Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người hành nghề khám chữa bệnh trong lực lượng vũ trang nhân dân chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm và giấy phép hành nghề này có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.

     
    27 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận