Quy định mới về bản sao y văn bản điện tử

Chủ đề   RSS   
  • #453154 08/05/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Quy định mới về bản sao y văn bản điện tử

    >>> Cơ sở pháp lý quy định thời hạn bản sao chứng thực

    “Sao y bản chính trên bản giấy” là hoạt động không xa lạ gì với chúng ta, thế nhưng sao y văn bản điện tử có lẽ vẫn là điều mới mẻ đối với chúng ta và chúng đựơc khuyến khích thực hiện trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Nắm bắt đựơc nhu cầu đó, Bộ Nội vụ sắp tới sẽ ban hành Dự thảo Thông tư quy định quản lý văn bản và hồ sơ điện tử, trong đó, có nhắc đến khái niệm khá mới mẻ,đó là “bản sao y văn bản điện tử”

    bản sao y điện tử

    Vậy cụ thể đó là gì? Mời các bạn xem các nội dung sau đây:

    Bản sao y văn bản điện tử là bản in ra giấy đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc văn bản điện tử và được trình bày theo thể thức quy định.

    Bản sao định dạng giấy của văn bản điện tử phải có thông tin chỉ rõ văn bản này được “Sao y bản gốc văn bản điện tử”

    Bản sao định dạng điện tử phải có thông tin chỉ rõ văn bản này đựơc “trích sao văn bản điện tử” hoặc “trích sao văn bản giấy”

    Chữ ký số trên văn bản này được thể hiện như sau:

    Nội dung

    Chữ ký số của người có thẩm quyền

    Chữ ký số của cơ quan, tổ chức sao văn bản

    Hình thức thể hiện

    Ký tự

    Thông tin

    Họ tên, chức vụ của người ký

    Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản và thời gian ký

    Vị trí

    Góc trên, bên trái, trang đầu bản sao

    Góc trên, bên phải, trang đầu bản sao

    Đồng thời, Dự thảo Thông tư này cũng quy định giá trị pháp lý của văn bản điện tử:

    - Văn bản điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Văn bản số hóa được xác thực bằng chữ ký số của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện việc số hóa có giá trị như văn bản đã đựơc số hóa.

    - Tài liệu, phụ lục kèm theo văn bản điện tử của cơ quan, tổ chức nhưng không cùng tệp tin được xác thực bằng chữ ký số cơ quan, tổ chức ban hành và chữ ký số của người có thẩm quyền (nếu có), có giá trị pháp lý theo văn bản được ban hành.

    - Bản gốc văn bản điện tử có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau.

    - Nếu 1 văn bản được ban hành ở 2 định dạng giấy và điện tử thì 02 bản này đều là bản gốc và có giá trị như nhau. Bản gốc văn bản giấy trong trường hợp này phải đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CO.

    - Bản sao văn bản điện tử đáp ứng đầy đủ thủ tục và thể thức quy định có giá trị pháp lý.

    - Việc xác thực chữ ký số của cá nhân và chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử.

    Tuy nhiên, cũng như những văn bản trước đây, các văn bản được ban hành về bản sao y đều không quy định thời hạn của bản sao y? Phải chăng các cơ quan ban hành có bỏ sót quy định này? 

    Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo Thông tư quy định quản lý văn bản và hồ sơ điện tử tại file đính kèm.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 08/05/2017 03:27:30 CH
     
    11916 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    ducnh33 (22/05/2020) ntdieu (09/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận