Tôi chuẩn bị đi định nước ngoài, vậy cho tôi hỏi tôi được mang bao nhiêu tiền và vàng ra nước ngoài? nếu bị vi phạm thì xử lý như thế nào?
Trả Lời:
Theo Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN, Điều này được hướng dẫn bởi Công văn 6521/NHNN-QLNH năm 2011 thì Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau:
1. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt cá nhân phải khai báo Hải quan cửa khẩu là trên 5.000 USD (Năm nghìn Đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và trên 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
2. Cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (gọi chung là Tổ chức tín dụng được phép) cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu...
Điều 4. Thông tư 11/2014/TT-NHNN: Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh trong trường hợp định cư
1. Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
2. Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài khi xuất cảnh được mang theo vàng (vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ) theo quy định sau:
a) Tổng khối lượng vàng từ 300g (ba trăm gam) trở lên đến dưới 01kg (Một kilôgam) phải khai báo với cơ quan Hải quan;
b) Tổng khối lượng vàng từ 01kg (Một kilôgam) trở lên phải có Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Pháp luật cũng không quy định về việc phải nộp thuế khi thực hiện thủ tục khai báo hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, Khi khai báo số tiền trên mức quy định phải có sự xác nhận của tổ chức tín dụng ngoại hối được cấp phép (tiền thu nhập hợp pháp).
Nhưng trong trường hợp bắt buộc phải khai báo mà không thực hiện khai báo thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào giá trị tang vật, tính chất, mức độ hành vi. Cụ thể, Điều 9 Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hàn chính trong lĩnh vực hải quan.
Mang vượt mức từ 05 triệu đồng - dưới 30 triệu đồng: Phạt 01 triệu đồng - 03 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 30 triệu đồng - dưới 70 triệu đồng: Phạt 05 triệu đồng - 15 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 70 triệu đồng - dưới 100 triệu đồng: Phạt từ 15 triệu đồng - 25 triệu đồng;
- Mang vượt mức từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải tội phạm: Phạt từ 30 triệu đồng - 50 triệu đồng.
Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 188, Điều 189 Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể:
Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;