Quy định liên quan đến chu trình kiểm định xe nâng tay 2 tấn, các quy định an toàn nào áp dụng cho các thiết bị này.
Bài viết này sẽ cung cấp quy định về vấn đề trên.
Chu trình kiểm định xe nâng tay 2 tấn theo quy định hiện nay
Theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập: Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên; Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 về kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có quy định:
Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Nếu Xe nâng tay 2 tấn của đơn vị là "Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên; Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m" đề cập tại Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Kiểm định định kỳ theo hướng dẫn riêng của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan:
+ Xe nâng hàng:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên
Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong sử dụng xe nâng hàng
- Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với xe nâng hàng:
+ Chu kỳ kiểm định đối với xe nâng hàng là 3 năm một lần.
+ Chu kỳ kiểm định trên có thể được rút ngắn nhưng phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
..."
+ Xe nâng người:
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn toàn xe nâng người do Cục An toàn lao động chủ trì biên soạn và được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH
- Thời hạn kiểm định:
+ Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng người là 01 năm.
+Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.
+ Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
+ Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó."
Quy định về đảm bảo an toàn khi sử dụng xe nâng tay 2 tấn hiện nay
- Xe nâng hàng: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25:2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên - xem chi tiết tại mục "3. Quy định về quản lý an toàn trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng xe nâng hàng" có nội dung tại mục 3.6 như sau:
Xe nâng hàng phải được sử dụng, bảo trì và bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành và sử dụng an toàn.
- Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành xe nâng hàng phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận; được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm và được cấp chứng chỉ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định; hiểu được tính năng kỹ thuật của xe nâng hàng mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến xe nâng hàng; biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
- Những yêu cầu an toàn khi sử dụng xe nâng hàng:
+ Chỉ sử dụng xe nâng hàng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện xe nâng hàng không đảm bảo an toàn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
+ Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đủ nội dung công việc theo quy định.
+ Bố trí xe nâng hàng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định.
+ Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của xe nâng hàng.
+ Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện.
+ Mỗi xe nâng hàng phải có sổ giao ca. Trong đó có ghi lại kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng an toàn của xe nâng hàng trong suốt quá trình làm việc. Người giao ca và nhận ca cùng phải ký vào sổ giao ca.
+ Trước khi cho xe nâng hàng hoạt động phải kiểm tra các cơ cấu an toàn và xem xét các điều kiện khác như: không gian, ánh sáng...để xe nâng vận hành an toàn.
+ Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý đi vào khu vực làm việc của xe nâng hàng.
+ Chìa khóa khởi động xe nâng hàng do người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn của xe nâng hàng giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người vận hành.
+ Khi vận chuyển loại hàng có khả năng dễ gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
+ Sau khi hết ca xe nâng hàng phải được đưa về đúng vị trí theo quy định của đơn vị sử dụng và trên xe không còn mang tải.
+ Việc bố trí công nhân điều khiển xe nâng hàng phải có quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động.
+ Trong quá trình vận hành xe nâng hàng, tại những vị trí mà người lái không thể quan sát thấy thì phải bố trí thêm 01 người bên ngoài để quan sát và cảnh giới khu vực hoạt động xe nâng để đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người điều khiển xe nâng biết.
+ Khi công nhân điều khiển xe nâng hàng chuyển sang làm việc ở xe nâng hàng loại khác, phải được đào tạo lại để phù hợp với thiết bị mới. Công nhân điều khiển xe nâng hàng nghỉ việc theo nghề từ 6 tháng trở lên phải được kiểm tra lại tay nghề trước khi bố trí làm việc trở lại.
- Xe nâng người: Tác giả không tìm thấy quy chuẩn về an toàn, chỉ thấy quy chuẩn về kiểm định.