Quy định cơ bản về vụ việc dân sự và việc dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #553161 28/07/2020

    Quy định cơ bản về vụ việc dân sự và việc dân sự

    Vụ việc dân sự được quy định lần đầu tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và hiện nay được qui định tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    "Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án; ..."

    Vụ việc dân sự là các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động được Toà án thụ lý, giải quyết theo trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    Vụ việc dân sự bao gồm các vụ án dân dự và việc dân sự. Hay vụ việc dân sự là một thuật ngữ dùng để chỉ chung cho một vụ án dân sự và việc dân sự. Các vụ án dân sự phát sinh tại Toà án trên cơ sở cá nhân, cơ quan, tổ chức có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và được Toà án thụ lý, giải quyết theo các trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng quy định.

    Vụ án dân sự chỉ phát sinh khi có đầy đủ các điều kiện sau: Phát sinh từ tranh chấp giữa các bên về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; Một trong các bên có gửi đơn khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp đó; Toà án có thẩm quyền đã thụ lý đơn khởi kiện.

    Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có các yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình,...; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo Điều 361 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

     
    5500 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553463   30/07/2020

    Cảm ơn chia sẻ của bạn về vụ việc dân sự và việc dân sự, có rất nhiều người chưa phân biệt được sự khác nhau của hai khai niệm này và có thể thường xuyên sử dụng sa hai khái niệm trong việc ứng dụng vào thực tế công việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553604   30/07/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Trước giờ cứ nghĩ hai cụm từ đó đều là một thứ...thì ra pháp luật thật là vi diệu...đủ mọi khái niệm trên đời như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #553654   30/07/2020

    Cảm ơn về bài chia sẻ hữu ích của bạn. Bài viết phân tích rõ về khái niệm vụ dân sự và việc dân sự, để mọi người có cái nhìn chi tiết, tránh việc nhầm lẫn trong sử dụng từ ngữ ở từng trường hợp cụ thể trong tố tụng dân sự.

     
    Báo quản trị |